Mách mẹ cách chữa bệnh viêm tuyến sữa sau khi sinh an toàn nhất

0 548

Viêm tuyến sữa sau khi sinh là nỗi ám ảnh không hề nhỏ đối với các bà mẹ bỉm sữa. Đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy nguyên nhân và cách chữa bệnh viêm tuyến sữa như thế nào? Bạn đọc quan tâm hãy theo dõi bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Cần nhắc lại, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với các em bé trong những năm tháng đầu đời. Sữa mẹ giúp nâng cao sức đề kháng và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo thống kê cứ 3 mẹ lại có một người bị viêm tuyến sữa sau khi sinh. 

Viêm tuyến sữa thường gặp nhất trong vòng 6 tháng sau sinh
Viêm tuyến sữa thường gặp nhất trong vòng 6 tháng sau sinh

Vậy nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm tuyến sữa sau khi sinh là gì?

Biểu hiện điển hình của viêm tuyến sữa là sưng, nóng, đỏ, đau ở ngực, có thể kèm theo sốt, sờ thấy cục nổi lên.

Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở một bên ngực, còn được gọi là viêm tuyến vú, xảy ra khi các tia sữa bị tắc. Sữa không thoát ra ngoài được, ứ đọng và đông kết thành cục gây viêm.

Cho con bú sai cách, không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, không vắt hết sữa thừa… chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tuyến sữa sau khi sinh.

Ngoài ra, kẽ đầu ti bị nứt (còn gọi là nứt cổ gà) cũng là con đường đưa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây viêm tuyến vú.

Viêm tuyến sữa ở phụ nữ sau khi sinh có nguy hiểm không?

Câu trả lời là CÓ nếu bệnh không được chữa trị kịp thời. Thực tế, ngay khi mới phát sinh bệnh không nguy hiểm cho tính mạng song nếu mẹ cố tình để lâu có thể dẫn tới áp xe ngực. Lúc này, các ổ mủ hình thành trong bầu ngực gây hoại tử. Trường hợp nặng là nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Viêm tuyến sữa có thể dẫn tới áp xe vú rất nguy hiểm
Viêm tuyến sữa có thể dẫn tới áp xe vú rất nguy hiểm

Bệnh viêm tuyến sữa ở phụ nữ sau khi sinh không chỉ khiến cho người mẹ phải chịu đựng những cơn đau đớn về thể xác mà còn làm mất đi nguồn dinh dưỡng quý báu của các em bé. 

Tuy nhiên, khi đối mặt với viêm tuyến vú các mẹ đừng nên quá hoang mang. Lo lắng, stress chỉ khiến cho tình trạng viêm sưng trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi. Cách tốt nhất là hãy ngăn chặn các điểm viêm sưng từ “trong trứng nước”, ngay khi có các biểu hiện đau vì tắc sữa phải có biện pháp cải thiện và chữa trị kịp thời.

Có nên tiếp tục cho con bú không?

Đây là câu hỏi mà đa số phụ nữ sau khi sinh bị viêm tuyến sữa đều muốn biết. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ nên và vẫn tiếp tục cho em bé bú đúng giờ, đủ bữa khi mới bị tắc sữa. Không nên từ chối cho con bú vì như vậy sẽ khiến cho các triệu chứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Song song với việc cho các bé bú, mẹ hãy tích cực vắt hoặc hút sữa. Cách này có thể gây đau đớn lúc đầu nhưng khi thực hiện xong các mẹ sẽ thấy “nhẹ nhõm” hơn rất nhiều. Đồng thời có thể khiến cho chỗ tắc sữa nhanh chóng được lưu thông.

Mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú hoặc hút sữa
Mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú hoặc hút sữa

Mặc dù vậy, nếu tình trạng trở nên quá nghiêm trọng. Mẹ có các biểu hiện sưng, đau kèm sốt cao thì hãy ngừng cho em bé bú và lập tức tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để lâu gây biến chứng.

Có nên sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm tuyến sữa không?

Nếu chỉ tắc sữa ở mức độ nhẹ thì có thể cải thiện được nhưng chuyển sang viêm tuyến sữa thì sử dụng thuốc là điều bắt buộc. Các loại thuốc cần dùng gồm kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Cần phải hỏi ý kiến của chuyên gia, thầy thuốc trước khi sử dụng.

Thông thường, một đợt điều trị kháng sinh phải kéo dài từ 14 – 15 ngày và các mẹ phải tuân thủ đúng liệu trình để không bị kháng thuốc về sau.

Nhiều mẹ lo lắng rằng sử dụng thuốc chữa viêm tuyến sữa có ảnh hưởng tới bé không? Về điều này thì các bác sĩ có thể kê cho mẹ những loại thuốc có thành phần không ảnh hưởng tới trẻ. Do đó, hãy trao đổi trước với các bác sĩ về việc đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Cách chữa trị bệnh viêm tuyến sữa sau khi sinh tại nhà

Để điều trị bệnh viêm tuyến sữa sau khi sinh, các mẹ chỉ cần nhớ những vấn đề sau đây:

– Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc.

– Trong quá trình điều trị nên tiếp tục cho con bú. Nên cho bé bú ở bên viêm trước sau đó bú sang bên kia. Nếu không thể cho con bú thì phải hút vắt bỏ sữa đó đi.

– Trước mỗi cữ bú hoặc vắt sữa 30 phút nên chườm ấm và massage bầu ngực để tia sữa bị tắc nhanh chóng được lưu thông.

Massage, chườm ấm trước mỗi cữ bú
Massage, chườm ấm trước mỗi cữ bú

– Trường hợp vẫn sốt cao, sưng đau kéo dài có thể đã bị áp xe vú. Hãy nhanh chóng tới bệnh viện để làm tiểu phẫu hút mủ bên trong càng sớm càng tốt.

Lưu ý, mẹ không nên áp dụng một số mẹo dân gian chữa viêm tuyến sữa sau khi sinh. Lý do là vì khi chuyển sang giai đoạn viêm rồi thì việc cần nhất là sử dụng kháng sinh và thông sữa. 

Áp dụng các mẹo dân gian thường mang lại hiệu quả không cao ở thời điểm này, thời gian chữa lâu dài làm cho vị trí viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong quá trình dùng thuốc điều trị viêm tuyến sữa, mẹ nên sử dụng kết hợp viên uống lợi sữa Mabio. Đây là dòng sản phẩm giúp nâng cao số lượng, chất lượng sữa mẹ từ đó là “cánh tay đắc lực” cho chị em cải thiện vấn đề viêm tắc sữa.

Mabio đã được hàng ngàn bà mẹ bỉm sữa tin dùng
Mabio đã được hàng ngàn bà mẹ bỉm sữa tin dùng

Hy vọng, những thông tin về cách chữa bệnh viêm tuyến sữa sau khi sinh ở trên đã giúp chị em bỉm sữa có thêm những thông tin hữu ích trong công cuộc làm mẹ và chăm sóc em bé. Chúc sức khỏe!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.