Chi tiết cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ “chuẩn chỉ” nhất

0 2.217

Cách rã đông sữa mẹ nghe thì có vẻ đơn giản, ai cũng có thể làm được. Nhưng thực ra nếu làm sai cách sẽ khiến cho sữa mất chất dinh dưỡng, thậm chí “rước vi khuẩn vào người”. Vậy đâu là cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ “chuẩn chỉ” nhất? Theo dõi ngay bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Rã đông sữa mẹ là một việc làm hàng ngày của mẹ bỉm sữa
Rã đông sữa mẹ là một việc làm hàng ngày của mẹ bỉm sữa

Tổng hợp một số cách rã đông sữa mẹ của các chị em bỉm sữa

Mai Thị Cẩm Tú (25 tuổi – Hà Nội): Mình thường rã đông sữa mẹ bằng cách là lấy túi trữ sữa từ ngăn đông, thả vào 1 cái bát to, đổ nước ấm vào khoảng 15 phút thì bỏ ra cho bé dùng.

Thanh Bình ( 27 tuổi – Hải Dương): Mình thường bảo quản sữa mẹ đã vắt bằng tủ lạnh. Công việc buôn bán nên mình phải chạy đi chạy lại nhiều. Dặn ông bà ở nhà, mỗi lần rã đông sữa cho cháu thì cho vào lò vi sóng. Có điều chỉnh nhiệt độ nên chắc là không vấn đề gì.

Hải Anh (Hà Nội): Nhà em thì có máy hâm sữa, chỉ cần nhấn nút 40 độ C là ổn. Sau đó đổ ra bình. Con em phải cái lười ăn lắm, toàn thừa. Mỗi lần thừa thì em lại cho vào ngăn mát tủ lạnh, cữ sau lại mang ra hâm lại cho bé dùng tiếp.

Vũ Thị Huyền (Bắc Ninh): Cách rã đông sữa mẹ của em là cho sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát, để khoảng nửa ngày. Sau đó mang ra ngoài cho vào nước ấm. Làm như thế thì sữa không mất chất các mẹ ạ. Tuy có hơi lâu một chút nhưng em thấy an toàn.

Thương Huyền (Hà Nam): Mình thì làm theo cách này. Lấy sữa mẹ từ tủ lạnh, đổ ra một chiếc bát con (đong sao cho vừa với cữ bú của con, thừa đổ đi thì phí lắm!). Sau đó cho lên nồi đun cách thủy, vặn lửa nhỏ một chút. Khoảng 5 phút là sữa đã ấm và con có thể dùng được.

Vậy cách rã đông sữa mẹ để tủ lạnh nào chuẩn nhất?

Qua những chia sẻ về cách rã đông sữa mẹ trong tủ lạnh ở trên, có thể thấy đa phần chị em chưa làm đúng quy trình. Điều này vô tình khiến sữa mất chất, không còn tác dụng.

Đa số các mẹ đều chưa thực hiện đúng cách rã đông sữa mẹ
Đa số các mẹ đều chưa thực hiện đúng cách rã đông sữa mẹ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rã đông sữa mẹ đúng cách phải thực hiện như sau:

  1. Cách rã đông sữa mẹ để ngăn mát

Bước 1: Chuẩn bị dụng dụng cụ hâm sữa gồm nước ấm, bát sạch đã được tráng rửa bằng nước sôi.

Bước 2: Lấy sữa mẹ ra một lượng vừa đủ với mỗi cữ bú của bé, ngâm vào nước ấm 40 độ. Sau đó đợi tới khi sữa ấm và bé có thể dùng được.

  1. Cách rã đông sữa mẹ để ngăn đá

Bước 1: Cho túi sữa trên ngăn đá xuống ngăn mát khoảng 12 giờ. Thông thường các mẹ có thể để từ tối hôm trước đến sáng hôm sau.

Bước 2: Đợi cho sữa đã rã đông hết, mẹ dùng tay lắc cho lớp sữa béo và sữa trong hòa tan với nhau.

Bước 3: Tiệt trùng dụng cụ hâm sữa, sau đó ngâm sữa với nước ấm khoảng 40 độ C. Đến đây thực hiện như lấy sữa ở ngăn mát ra.

Rã đông sữa mẹ trên ngăn đá
Rã đông sữa mẹ trên ngăn đá

Chú ý: Nhiều mẹ thắc mắc sữa mẹ rã đông để ngăn mát được bao lâu? Câu trả lời tối đa 2 ngày các mẹ nhé. Kể cả sữa mới vắt ra bảo quản trong ngăn mát chỉ được 48 tiếng. Nếu để lên ngăn đá các mẹ để tối đa 4 – 6 tháng tùy loại tủ.

Riêng đối với sữa mẹ đã hâm nóng, bé uống không hết để ở nhiệt độ phòng cũng chỉ 1 – 2 tiếng là các mẹ đã phải bỏ đi rồi.

  1. Một số lưu ý QUAN TRỌNG khi rã đông sữa mẹ

Dưới đây là một số lưu ý cũng là một số sai lầm rất nhiều mẹ mắc phải khi rã đông và hâm nóng sữa mẹ trong tủ lạnh.

– Không dùng lò vi sóng để rã đông sữa mẹ. Mặc dù có mức điều chỉnh nhiệt độ nhưng rã đông theo cách này khiến sữa không ấm nóng đều.

– Nếu đang hâm sữa mẹ bằng nước nóng “già” là các mẹ đã làm sai rồi. Chỉ nên để nhiệt độ 40 độ C. Nếu nước quá nóng sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Ngay cả việc bỏ trực tiếp sữa ở ngăn đá xuống nước ấm rã đông cho nhanh cũng không nên các mẹ nhé.

Không nên rã đông sữa mẹ với nước quá nóng
Không nên rã đông sữa mẹ với nước quá nóng

–  Sữa đã rã đông, hâm nóng bé không dùng hết nếu để ở nhiệt độ ngoài chỉ 1 – 2 tiếng sau đó phải bỏ đi. Mẹ tuyệt đối không giữ lại để cấp đông hay cho vào ngăn mát. Do vậy hãy đong đếm số lượng sao cho vừa với 1 cữ bú của bé, không nên rã đông sữa mẹ nhiều cùng lúc.

– Mẹ nên ghi thời gian lên túi trữ sữa để tiện theo dõi hạn sử dụng, không nên đổ lẫn sữa cũ vào sữa mới.

– Cách nhận biết sữa trong tủ lạnh bị hỏng là: Thời gian quá hạn, mùi chua, nổi váng, hôi.. Mẹ phải bỏ đi và tuyệt đối không cho con dùng.

Trên đây là hướng dẫn về cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ. Nếu mẹ nào chưa làm đúng quy trình thì hãy sửa ngay nhé. Đừng để con phải dùng sữa mất chất, kém dinh dưỡng.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.