Có thai bị Eczema: Ngứa ngáy, dai dẳng có thể truyền sang con

0 1.993

Eczema được xem bệnh lý thường gặp về da với bất kỳ ai ngay cả đối với mẹ đang mang thai và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của người bệnh. Vậy có thai bị eczema sẽ như thế nào, xử lý ra sao khi mẹ eczema để không gây hại cho thai nhi là rất quan trọng. Bài viết sau sẽ tổng hợp những câu hỏi thường gặp về bệnh eczema cùng những giải đáp hữu ích dành cho mẹ nhé!

Nội dung chính trong bài

Mẹ có thai bị eczema không gây ảnh hưởng gì tới thai kỳ như: sẩy thai, dọa sinh non hay một số dị tật cho thai nhi

Bệnh eczema là gì?

Trước hết, mẹ cần hiểu bệnh Eczema (hay còn gọi là bệnh chàm) là một bệnh viêm nhiễm dị ứng mãn tính phổ biến thường gặp, khiến người bệnh thấy khó chịu, ngứa ngáy, gây mẩn đỏ thậm chí những mụn nước nhỏ trên da.

Trong thời gian mang thai, lượng hormone trong cơ thể mẹ sẽ tăng hơn mức bình thường, đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh Eczema trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài dai dẳng và lâu khỏi.

Mẹ có thai bị eczema có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ có thai bị eczema không gây ảnh hưởng gì tới thai kỳ như: sẩy thai, dọa sinh non hay một số dị tật cho thai nhi. Tuy nhiên, bệnh chàm dễ bị mắc lại nhiều lần nên khả năng di truyền từ mẹ sang con có thể xảy ra nhưng với tỉ lệ cực thấp, và bệnh này thường bộc phát ở trẻ vào những độ tuổi khác nhau.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc dùng sữa mẹ ngay sau sinh cũng giúp hạn chế đáng kể khả năng phát bệnh eczema ở trẻ.

Nguyên nhân gây ra bệnh eczema ở mẹ bầu là gì?

Nguyên nhân gây bệnh eczema rất phức tạp, rất khó tìm được nguyên nhân chính. Một số yếu tố cụ thể được cho là nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở phụ nữ mang thai như:

– Yếu tố di truyền: Eczema là bệnh có tính di truyền, nếu trong gia đình có người bị dị ứng, hen suyễn thì khả năng mẹ bị bệnh khi mang thai là rất cao.

Eczema là bệnh có tính di truyền

– Thói quen sinh hoạt: Việc mẹ tiếp xúc với những vật liệu thô ráp hay tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, xà phòng, bột giặt,.. cũng có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị mắc bệnh chàm.

– Thời tiết gây ảnh hưởng tới sức khỏe: Nóng quá hay lạnh quá dễ khiến mẹ bị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, từ đó khiến sức đề kháng bị giảm sút, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

– Yếu tố tâm lý: Thường xuyên bị căng thẳng, stress về tâm lý cũng khiến cho bệnh eczema ở mẹ có thai trở nên nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng của bệnh chàm ở phụ nữ mang thai như thế nào?

Bệnh eczema có các dấu hiệu và triệu chứng khá đa dạng, tùy thuộc vào người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp là:

– Ngứa ngáy thường xuyên (đặc biệt ngứa nhiều về đêm), càng gãi càng ngứa là biểu hiện đầu tiên của bệnh eczema.

– Các mụn nước li ti xuất hiện dày đặc (thường mọc ở cổ, bàn tay, bàn chân hoặc sau đầu gối) và lan rộng ra các vùng da khác gây ngứa, rát.

– Những mụn nước nhỏ trên bề mặt da có thể rỉ dịch và đóng vảy khi cào gãi.

– Da trở nên khô cứng, dày hơn, nứt rạn và đóng vảy nhiều hơn.

– Người bị bệnh eczema da dễ bị nhạy cảm, trầy da và bị sưng phù khi gãi.

Điều trị bệnh eczema khi mang thai ra sao?

Bệnh eczema sẽ được điều trị bằng những thuốc kháng viêm, các thuốc chống dị ứng, kháng sinh,.. tuy nhiên những loại thuốc này thường gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, trong thời gian thai kỳ bác sĩ thường chỉ định các biện pháp giảm ngứa và kiểm soát bệnh bằng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc ngoài da, và việc điều trị chàm sẽ được tiếp tục khi mẹ sinh xong.

Bệnh eczema sẽ được điều trị bằng những thuốc kháng viêm, các thuốc chống dị ứng, kháng sinh

Với một số trường hợp bệnh eczema nặng cần phải trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có những phương pháp điều trị an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Chế độ dinh dưỡng khi bị chàm có gì cần lưu ý?

Khi bị chàm, thai phụ vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ các loại dinh dưỡng cho bé. Đây là vấn đề rất quan trọng để giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh trong thai kỳ. Thai phụ nên:

Khi bị chàm, thai phụ vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ các loại dinh dưỡng cho bé

– Uống nhiều nước khoảng 2 lít nước/ngày.

– Ăn nhiều trái cây, rau củ tươi để bổ sung vitamin tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.

– Tránh ăn một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng, mẩn ngứa như đồ biển, tôm, cua, thịt bò, sữa,..

– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia…

Bị chàm khi mang thai cần lưu ý những gì?

– Hạn chế ra ngoài khi chuyển mùa.

– Tránh để da khô hoặc ẩm ướt và nên sử dụng các chất liệu quần áo thoáng mát, thấm hút tốt.

– Không gãi hay tác động vào vùng da bị eczema để tránh làm cho bệnh nặng hơn.

– Khi bị eczema mẹ nên dùng gạc lạnh/khăn lạnh để lau chỗ ngứa thay vì dùng tay để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn cho da.

– Bôi kem dưỡng ẩm, dầu dừa hoặc ngâm da với nước ấm mỗi ngày để da có độ ẩm tốt.

– Hạn chế tiếp xúc với các chất có thể là tác nhân gây ngứa như: chất tẩy rửa, nước hóa mỹ phẩm, lông thú,..

– Luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất vì căng thẳng dễ làm cho chàm phát triển nhanh hơn.

Trên đây là những thông tin về có thai bị eczema mà mọi người không nên bỏ qua. Hy vọng các mẹ sẽ trang bị cho mình những thông tin hữu ích để chữa khỏi bệnh và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.