Mẹ có thai bị zona thần kinh nhất định phải biết những thông tin sau!

0 42.292

Mẹ có thai bị zona thần kinh gây nguy hiểm không, bệnh gây ra những biến chứng gì, hay zona thần kinh ảnh hưởng gì đến thai nhi? là hàng loạt những câu hỏi mà mẹ bầu chẳng may bị mắc chứng zona đều băn khoăn. Mời bạn cùng Mebeaz theo dõi thông tin chi tiết dưới đây nhé!

Nội dung chính trong bài

Có thai bị zona thần kinh có ảnh hưởng gì tới thai nhi?

Mẹ có thai bị zona thần kinh – Những điều cần biết!

Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh hay còn gọi là bệnh “giời leo” thực chất là một bệnh dễ lây lan, do virut gây nên (virut Zona – Varicelle: một loại virus này gây bệnh thủy đậu và bị các bạch cầu kiềm chế). Và khi gặp các điều kiện thuận lợi như: sức đề kháng giảm sút, cơ thể quá mệt mỏi hay căng thẳng thần kinh zona thần kinh sẽ dễ dàng tái phát.

Zona thần kinh bị ở mọi lứa tuổi và giới tính (tần suất mắc bệnh từ 1, 3 – 4, 8/1.000 dân/năm) nhưng chủ yếu ở:

  • Người cao tuổi (trên 50 tuổi).
  • Người mắc hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể như: HIV/AIDS.
  • Người có cơ địa nhạy cảm, hệ thống miễn dịch yếu.
  • Người đang bị mắc các bệnh cúm, bệnh lao, nhiễm trùng….
  • Phụ nữ đang mang thai.

Vì sao mang thai dễ mắc bệnh zona thần kinh?

Nếu cơ thể bà bầu trước đây từng bị bệnh thủy đậu thì nguy cơ cao sẽ mắc phải bệnh zona thần kinh về sau là rất cao, bởi lúc này hệ thống miễn dịch bị suy giảm, lượng hocmon trong cơ thể bị rối loạn dẫn tới tình trạng sức khỏe yếu hơn dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài và bên trong.

Nếu cơ thể bà bầu trước đây từng bị bệnh thủy đậu thì nguy cơ cao sẽ mắc phải bệnh zona thần kinh về sau là rất cao

Mẹ bầu bị zona thần kinh sẽ có những triệu chứng gì?

– Khi bị bệnh zona thần kinh, bà bầu sẽ có cảm giác ngứa ngáy trên người nhất là khuôn mặt.

– Khi bệnh phát triển, vùng da phát bệnh sẽ ngứa, căng, bỏng, nhức dài lâu, kèm theo cơ thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi… những trường hợp nặng còn gây nên cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, sốt, khó tiểu.

– Triệu chứng đau, ngứa kéo dài khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày, các mụn nước sẽ bắt đầu vỡ và chảy nước, sau đó các vết này sẽ khô đi, để lại sẹo.

– Vị trí tổn thương thường gặp: chủ yếu ở ngực, đôi khi ở lưng, mông, gáy, mặt, da đầu, chân, tay…

Có thai bị zona thần kinh có ảnh hưởng gì tới thai nhi?

Nhìn chung phụ nữ có thai bị zona thần kinh về cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên:

– Nếu mẹ đang mang thai trong 3 tháng đầu cần cảnh giác với bệnh zona thần kinh vì đây là giai đoạn bào thai đang trong quá trình hình thành cách cơ quan, không cẩn thận sẽ gây dị tật.

– Từ tháng thứ 4 trở đi, khi thai nhi đã dần hoàn thiện thì mức độ ảnh hưởng tới bào thai rất hiếm.

Nhìn chung phụ nữ có thai bị zona thần kinh về cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng tới thai nhi

Zona thần kinh được xem là một bệnh lành tính, không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và có thể không cần dùng thuốc, nhưng mẹ bầu cũng lưu ý cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với mẹ như:

– Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt.

– Liệt mặt, mất vị giác do tổn thương vào dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt).

– Viêm não khi có tổn thương não.

– Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh, bệnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Phòng và điều trị zona thần kinh khi mang thai như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, tỉ lệ mẹ có thai bị zona thần kinh xảy ra là rất thấp, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu cũng cần lưu ý phòng chống và điều trị bệnh sớm:

Phòng bệnh zona thần kinh ở bà bầu

– Nên tiêm phòng vacxin phòng bệnh zona trước khi mang thai (chú ý 3 tháng sau khi tiêm mới được có bầu).

– Bệnh zona có khả năng lây lan cao nên các chị em tránh tiếp xúc những chỗ đông người hay những người đang bị zona, thủy đậu.

Điều trị bệnh zona thần kinh ở bà bầu

Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là việc ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin C cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm nước ấm và tuyệt đối không được gãi sẽ làm vỡ mụn nước.

– Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm, rộng rãi, tránh cọ xát làm đau vết thương.

– Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau để điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

– Không nên tự ý sử dụng thuốc Tây y cũng như Đông y nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là việc ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin C cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

Một số cách điều trị bệnh zona khi mang thai bằng phương pháp dân gian

Việc điều trị bằng thuốc có tác động không tốt đến sự phát triển của bé, dưới đây Mebeaz chia sẻ một số phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả và an toàn:

Mẹ có thai có thể dùng tỏi trị zona thần kinh: Tinh chất trong tỏi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng.

  • Mẹ lấy 1 vài nhánh tỏi bóc vỏ đem giã dập.
  • Đắp lên vùng da bị zona rồi để trong khoảng 20 phút.
  • Rửa sạch lại bằng nước ấm.

Chữa zona bằng hành: Giống như với tỏi, mẹ hãy thái củ hành thành từng lát mỏng, đắp lên vùng da bị bệnh, thuộc tính chống viêm của hành sẽ giúp mẹ khắc phục bệnh zona.

Dùng nha đam: Hợp chất glycoproteins và polysaccharides cùng nhiều vitamin và khoáng chất trong nha đam giúp làm dịu vùng da bị ngứa rát, lành vết thương.

  • Lấy phần gel nha đam trộn với đậu xanh giã nhuyễn.
  • Đắp lên vùng da bị zona.
  • Để khô tự nhiên rồi tiếp tục thoa lên da.
  • Một ngày làm khoảng 3 lần sẽ thấy bệnh có tiến triển nhanh chóng.
Nha đam giúp làm dịu vùng da bị ngứa rát, lành vết thương cho mẹ mang thai rất tốt

Dùng mật ong: Mật ong có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng virus.

  • Mẹ có thể lấy mật ong bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh zona.
  • Để 20 phút rồi rửa lại với nước.
  • Lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày thì vùng da bị zona sẽ giảm cảm giác ngứa rát và sớm bình phục.

Lá sung hoặc mủ sung: Có khả năng tiêu viêm, sát trùng tốt.

  • Lấy lá sung đem rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ ra.
  • Giã nhuyễn và cho một ít giấm vừa đủ vào rồi đắp lên vùng bị phát bệnh. Dùng liên tục 1 – 2 ngày.
  • Khi mẹ bị Zona nặng có thể lấy mủ sung trong trái sung non hay trong vỏ cây đem bôi 2 lần/ngày trong 2 – 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Cách chữa bệnh zona theo dân gian từ rau sam: Rau sam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau.

  • Rau sam cần phải rửa sạch, để ráo rồi giã nát lấy nước cốt.
  • Rắc thêm một ít băng phiến rồi dùng để bôi lên những vùng bị zona, nổi mụn nước.
  • Đắp vào vùng da bị bệnh từ 3 – 4 lần trong một ngày.

Cỏ nhọ nồi: Rửa sạch rồi vò lấy nước và bôi lên vùng bị bệnh zona thần kinh mỗi ngày 3-4 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Cành lá mơ leo: Rửa sạch giã nát rồi xát vào vùng da bị bệnh và bôi liên tục cho đến khi bệnh khỏi.

Trên đây là những giải đáp quanh vấn đề có thai bị zona thần kinh có nguy hiểm không, gây ảnh hưởng gì tới thai nhi… hy vọng đã cung cấp cho mẹ bầu những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc phòng và pháp điều trị zona thần kinh hiệu quả, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 3]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.