Tất tần tật: Cách cúng đêm giao thừa ngoài trời và ý nghĩa

0 4.868

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ với năm mới, việc cúng khấn khi này rất quan trọng để cầu mong tài lộc về nhà. Vậy cách cúng đêm giao thừa ngoài trời như thế nào là đúng chuẩn nhất? Ý nghĩa của nó ra sao? Cách cúng, chuẩn bị mâm lễ đồ cúng, bài cúng,… như thế nào? Các bạn cùng theo dõi bài viết sau của chúng tôi nhé!

Nội dung chính trong bài

Cúng giao thừa là gì?

Giao thừa bao gồm cả theo Dương lịch và Âm lịch. Tuy nhiên, đối với người Việt thì giao thừa âm lịch là thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới quan trọng nhất bởi khi đó trời đất, âm dương hòa quyện giúp cảnh vật bừng lên sức sống.

Chính vì vậy, cúng giao thừa được thực hiện theo lịch Âm vào ngày cuối cùng của tháng Chạp (Tháng 12) năm cũ với ngày đầu tiên của năm mới.  

Ý nghĩa cúng đêm giao thừa 

Cúng giao thừa Âm lịch là nghi lễ quan trọng nhất của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán nói riêng và trong năm nói chung. Nó mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và được các nhà nghiên cứu quan tâm như nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, tác giả Nhất Thanh, nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian,..

Như theo quan niệm của Trịnh Sinh và Nhất Thanh là tiễn các vị thần năm cũ và đón các vị thần năm mới. Vị thần cũ sẽ bàn giao công việc để thần mới tiếp nhận đêm cuối cùng của năm cũ nên cúng đêm giao thừa còn gọi là lễ trừ tịch (trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm). Còn đối với nhà nghiên cứu Minh Đường thì cúng giao thừa là một trong những hình thức cúng gia tiên quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán.

Ý nghĩa cúng đêm giao thừa 
Ý nghĩa của việc cúng giao thừa

Cúng đêm giao thừa được tiến hành cả trong nhà lẫn ngoài trời. Lễ cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa là mời các quan quân diễu hành cùng ông thần chính (coi việc nhân gian hay còn gọi là hành khiển) chưa ăn uống gì, quân đông cũng không thể vào trong nhà ăn được. 

Tóm lại ý nghĩa cúng đêm giao thừa là đem bỏ hết những điều xấu, điều không may của các thành viên trong gia đình trong của năm cũ để đón những điều tốt đẹp, mới mẻ trong năm mới sắp tới. 

Chính vì vậy, từ xưa đến nay đây là một nghi lễ không thể thiếu đối với những người theo đạo Phật, trừ những người theo đạo tôn giáo.

Cách cúng đêm giao thừa đúng chuẩn

Đây là một nghi thức không thể thiếu đối với ngày Tết Nguyên đán nhưng có nhiều gia đình vẫn chưa biết cách cúng đúng chuẩn để thu được nhiều tài lộc về nhà. Sau đây là một số điều các gia chủ cần nhớ:

Cúng giao thừa mấy giờ chính xác nhất?

Giao thừa là lúc nửa đêm nhưng cúng giao thừa mấy giờ có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất vì không biết mốc thời gian cụ thể là khi nào. Theo như các chuyên gia phong thủy thì thời gian cúng giao thừa đẹp nhất là giờ Tý khoảng 11 giờ đến 1 giờ sáng.  

Nên chuẩn bị trong khung giờ này vì nó bao gồm cả 1 giờ đồng hồ năm cũ và 1 giờ đồng hồ năm mới. Các gia đình nên chuẩn bị đồ cúng giao thừa và mâm lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa trước đó để được giờ đẹp.

Cách cúng đêm giao thừa đúng chuẩn
Nên cúng vào khoảng 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng

Cúng đêm giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Nếu như cúng trong nhà có sẵn bàn thờ để cúng thì cúng ngoài trời nhiều người chưa có kinh nghiệm sẽ không biết quay về hướng Đông – Tây – Nam – Bắc như thế nào.

Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa ngoài trời để các vị quan đi qua có thể vội vàng ăn hoặc chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Cho nên mâm lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa cần đặt ngay trước cửa hoặc cổng nhà gia chủ. Người cúng thì cần quay mặt về hướng Đông Nam hoặc Tây Bắc. Bởi theo Lịch vạn niên, năm nay Hỷ thần ở hướng Đông Nam, Tài thần ở hướng Tây Bắc sẽ thu nhiều tin vui, tài lộc hơn. 

Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều gia đình ở chung cư, do đó việc tiến hành cúng giao thừa ngoài trời khá bất tiện. Điều này sẽ tùy thuộc vào diện tích chỗ ở mà nên cúng hay không. Do ý nghĩa cúng ngoài trời là nhà gắn liền với mặt đất nên nếu ở chung cư muốn cúng đêm giao thừa ngoài trời phải xuống dưới tòa chung cư. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là thành tâm còn cúng ở ngoài trời hay trong nhà đều được.

Thắp hương cúng đêm giao thừa cần mấy nén nhang?

Hương thơm trong quan niệm Phật giáo là một trong những lễ vật dâng cúng quan trọng. Vì thế, nén nhang không thể thiếu trong mọi lễ khấn cúng. Thắp bao nhiêu nén nhang cũng mang những ý nghĩa khác nhau.

Vậy thắp hương đêm giao thừa cần bao nhiêu nén nhang?

Cách cúng đêm giao thừa đúng chuẩn
Cúng đêm giao thừa nên cúng 3 nén hương

Trên thực tế thì không quy định phải thắp bao nhiêu nén nhang vì còn tùy vào lễ lộc to hay nhỏ. Lễ to thắp nhiều nhang mà lễ nhỏ thắp ít hơn. Tuy nhiên, thắp hương đêm giao thường chỉ cần 3 nén nhang là đủ bởi mâm lễ cúng của đêm giao thừa cũng không quá nhiều và cầu kì. Còn nếu muốn duy trì bàn thờ thì chỉ cần thắp 1 nén hương trong nhà là đủ.

Mâm lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa và trong nhà gồm những gì?

Lễ cúng giao thừa gồm 2 lễ đó là lễ cúng trong nhà và ngoài trời. Lễ cúng trong nhà là cúng thần linh, thổ địa, thổ công, tổ tiên. Lễ cúng giao thừa ngoài trời là lễ các quan Hành Khiển và các quan cai quản bên ngoài.

Lễ cúng trong nhà cũng đơn giản như cúng bình thường. Vì thế, sau đây chúng tôi sẽ tập trung vào mâm lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa. Cụ thể như sau:

  • Bài cúng giao thừa 
  • Gà trống tơ luộc
  • Bánh chưng
  • Xôi gấc và giò
  • Chè, thuốc, rượu bia
  • Đèn nến, hương hoa
  • Tiền vàng
  • Mũ chuồn
Cách cúng đêm giao thừa đúng chuẩn
Mâm cúng đêm giao thừa

Bài cúng đêm giao thừa

Sau đây là một bài cúng hoàn chỉnh cho lễ cúng đêm giao thừa, các gia chủ có thể tham khảo để áp dụng ngay trong năm năm mới sắp tới.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa năm cũ Kỷ Hợi với năm Canh Tý.

Chúng con là :…sinh năm: …, hành canh: …tuổi, ngụ tại số nhà …, ấp/khu phố …, xã/phường…, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố …

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Trên đây là những gì mà các gia đình cần nắm được khi cúng đêm giao thừa nói chung và Tết Nguyên đán Canh Tý nói riêng. Ngoài việc chuẩn bị đủ mâm lễ cúng đầy đủ, quan trọng nhất gia chủ phải có lòng thành tâm khấn vái. Chúc mọi nhà một năm mới An khang – Thịnh vượng – Phát tài – Phát lộc!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 4 Average: 3.5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.