Trẻ sơ sinh bị chàm – mẹ đã biết hướng khắc phục phù hợp chưa?
Trẻ sơ sinh bị chàm là một hiện tượng khá phổ biến mà các mẹ bỉm thường xuyên phải đối mặt. Chàm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể trẻ và gây nên ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Vậy, nguyên nhân nào gây nên tình trạng này, mẹ nên làm gì để khắc phục nhanh chóng?
Nội dung chính trong bài
Hiểu, chàm ở trẻ sơ sinh là như thế nào?
Theo con số thống kê, hiện nay có khoảng 20% trẻ em mắc chàm. Riêng đối với trẻ sơ sinh thì con số này là 65%, các bé dưới 5 tuổi tỉ lệ mắc là 90%. Các vết chàm khá dễ nhận biết, nó giống với da khô, có nổi vảy hoặc cũng có thể là những chấm đỏ li ti sau đó có thể phát triển to dần.
Chàm ở trẻ sơ sinh được đánh giá là một bệnh lý mãn tính, nó có thể tái đi tái lại nhiều lần. Biểu hiện chung của bệnh là da bị khô, ngứa và có thể xuất hiện các mẩn đỏ. Nó có thể xuất hiện tại nhiều bộ phận khác nhau: mặt, khuỷu chân tay, có những trẻ còn bị lan khắp người.
Biểu hiện bệnh ở các trẻ là khác nhau, có trẻ bị nặng, có trẻ nhẹ. Có những bé bị ngứa nhiều nhưng có bé lại ngứa ít. Việc vệ sinh của mẹ nếu không làm cẩn thận hoàn toàn có thể khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Khi các mụn nước bị vỡ sẽ gây nên sự bết dính và tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, vùng bị chàm có thể bị cứng, mọc thành lớp sừng.
Chàm ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ nhưng nếu không điều trị sớm sẽ khiến cho các bé phải chịu sự ngứa ngáy.
3 nguyên nhân phổ biến gây chàm ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm, và chàm ở đối tượng này được gọi là chàm sữa. Mẹ nên lưu ý 3 nguyên nhân chính sau đây:
– Do trẻ dị ứng với thức ăn mà mẹ đã ăn: Nếu mẹ ăn các loại hải sản, đồ tanh hay lượng chất đạm quá lớn rất có thể gây nên tình trạng dị ứng ở trẻ. Cơ thể trẻ không thích ứng nhưng lại bú mẹ có thể gây dị ứng.
– Do cơ địa của trẻ: Nguyên nhân được đánh giá phổ biến nhất gây chàm em bé mới sinh chính là do cơ địa của trẻ dễ bị dị ứng. Nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng, mề đay… thì đây cũng có thể là một nguyên nhân cần phải chú ý.
– Các tác nhân bên ngoài: Thời tiết thay đổi, khói bụi, lông động vật… có thể là một nguyên nhân gây lây nhiễm vi khuẩn và khiến cho trẻ sơ sinh bị chàm.
>> Nếu trẻ bị vàng da, mẹ đọc: Trẻ sơ sinh bị vàng da: Khi nào là sinh lý, khi nào là bệnh lý?
Hướng dẫn chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị chàm
Nếu trẻ bị chàm, hãy cho trẻ thăm khám đầu tiên để được các bác sĩ chẩn đoán cũng như giúp mẹ có hướng điều trị bệnh khoa học, phù hợp và đảm bảo sự an toàn. Bên cạnh việc uống thuốc theo tư vấn của bác sĩ, mẹ cần phải chăm sóc bé thật cẩn thận.
– Trẻ sơ sinh bị chàm mỗi ngày nên tắm 1 – 2 lần và mỗi lần không quá 15 phút. Nên chọn những loại sữa tắm với thành phần tự nhiên cao, ít hóa chất sẽ không gây nên các kích ứng cho da. Khi trẻ tắm xong cần dùng khăn thật mềm mịn, nhẹ nhàng lau khô người.
– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nên chọn những chất liệu bằng bông để tránh làm xây xước da.
– Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên và cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh xa các loại hóa chất, bột giặt, nước hoa, các loại phấn rôm.
– Cắt móng tay, móng chân cho trẻ để tránh tình trạng bé ngứa ngáy và gãi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
– Cố gắng giữ da trẻ luôn luôn khô, trẻ đóng bỉm nên thay thường xuyên. Nếu cho trẻ bú còn vương sữa trên mặt thì nên dùng khăn mềm và khô lau sạch.
– Tạo một không gian thoáng đãng và sạch sẽ, không nên nuôi thú cưng để trẻ vui chơi. Nhiệt độ phòng điều chỉnh không cao quá cũng không thấp quá.
– Tất cả ga, chăn, gối cần vệ sinh mỗi ngày.
– Cân nhắc các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày có bị dị ứng món nào không, nếu có hãy loại ngay khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
>> Mẹ tham khảo: Tất tần tật cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh “chuẩn” tại nhà
Một vài lưu ý TUYỆT ĐỐI không được xem nhẹ khi chữa chàm cho trẻ sơ sinh
– Cần phải tìm nguyên nhân nào gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở con mình. Chỉ khi tìm được nguyên nhân gây bệnh thì mới có hướng khắc phục phù hợp. Thực tế, tình trạng chàm đôi khi khiến cho em bé quấy khóc về đêm, điều này khiến cho nhiều mẹ nhầm lẫn rằng đây là tình trạng đẹn ở trẻ sơ sinh.
– Nếu mẹ áp dụng một số cách ở nhà mà tình trạng không có xu hướng thuyên giảm thì nên đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ kê thuốc bôi ngoài da phù hợp với tình trạng của trẻ.
– Nếu sau khi dùng thuốc bác sĩ kê, tình trạng của bé vẫn chưa thuyên giảm, kèm theo đó là hiện tượng sốt, chảy mủ vàng, chảy máu… thì hãy nhanh chóng thăm khám để bác sĩ can thiệp kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị chàm mặc dù không quá nguy hiểm với trẻ nhưng sẽ gây ra ngứa ngáy, khó chịu. Bạn cần phải tìm được nguyên nhân và hướng điều trị càng sớm càng tốt cho con để con được vui khỏe phát triển.
Nguồn: Mebeaz.com
Xem thêm: