5 điều kiện cần để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc với nước

0 20

Tai nạn do đuối nước đã gây ra biết bao cái chết thương tâm, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Vì vậy, trước khi mọi việc trở nên quá muộn, mẹ cần đảm bảo ít nhất 5 điều kiện giữ an toàn cho trẻ nhỏ khi tiếp xúc với nước hay tham gia bơi lội. 

Nội dung chính trong bài

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc với nước

Mebeaz xin được liệt kê các yếu tố như sau:

1. Trẻ cần biết bơi

Một trong những cách hiệu quả nhất đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc với nước đó là trẻ cần biết bơi. Bé có thể chủ động xử lý các tình huống dưới nước, vui chơi thoải mái, tự do mà không lo bị đuối nước.

Hơn nữa, bơi lội có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin, hoạt động vừa mang tính chất vui chơi, vừa mang tính chất thể thao. Ngoài ra, kỹ năng bơi lội đôi khi còn có có thể cứu tính mạng của rất nhiều người. Vì vậy, cha mẹ cần cho con tham gia 1 khóa học dạy bơi để tăng khả năng tự vệ cho bản thân. Nên cho con học bơi càng sớm càng tốt.

2. Cần có sự giám sát của người lớn

Ngay cả khi trẻ biết bơi, cha mẹ cũng cần phải giám sát hoặc bơi cạnh con để chủ động xử lý những tình huống bất ngờ. Vì bạn cũng không thể chắc chắn nguy hiểm sẽ xảy ra lúc nào: bé bị chuột rút, bơi xa bờ, bơi vào vùng nước sâu…. Với sức lực và khả năng có hạn, trẻ sẽ không thể tự xử lý 1 mình được.

Vì vậy, hãy luôn theo dõi, không được rời mắt khỏi con, nhất là khi bơi ở những nơi công cộng hoặc bể bơi rộng. Con có thể cần sự giúp đỡ của bố mẹ bất cứ lúc nào nên tuyệt đối không được chủ quan hoặc quá tự tin vào khả năng bơi lội của con. Không cho phép con tự ý bơi ở khu vực: ao, hồ, sông, suối…

Trẻ đi bơi cần có sự giám sát của người lớn

3. Cần mặc áo phao

Mặc áo phao khi tiếp xúc với nước hay hoạt động bơi lội cũng là 1 trong những nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo để đảm bảo an toàn, ngay cả với người đã biết bơi. Áo phao sẽ giúp phòng ngừa những tình huống xấu như: bị mệt, kiệt sức hoặc đuối nước… tránh tình trạng chết đuối.

Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ mặc áo phao đầy đủ, đồng thời chọn kích thước phù hợp với cơ thể, vừa đảm bảo an toàn, vừa để trẻ cảm thấy thoải mái khi vận động. Ngoài ra, có thể chuẩn bị cho con những phụ kiện khác như: kính bơi, bịt tai

4. Cần bơi ở khu vực an toàn

Thông thường, tại các bể bơi hoặc biến lớn luôn có những cảnh báo, báo hiệu khu vực an toàn và nguy hiểm. Vì thế, trước khi xuống tắm, hãy chú ý quan sát để xa khu vực nguy hiểm, nhắc nhở con chỉ bơi ở những khu vực được cho phép, tránh đi vào vùng nước sâu.  

Nhất là những hồ bơi có độ sâu tăng dần, luôn theo sát con để không bị bơi quá xa, nếu có nguy hiểm sẽ không xử lý kịp. Ngoài ra, có thể yêu cầu giúp đỡ từ nhân viên cứu hộ nếu cảm thấy bản thân đang ở vị trí quá xa bờ. 

Chỉ cho trẻ bơi ở những khu vực an toàn

5. Cha mẹ cần nắm được kỹ năng cơ bản xử lý khi trẻ bị đuối nước

Nếu không may trẻ bị đuối nước, cha mẹ cần nắm được 1 số kỹ năng cơ bản để xử lý, tránh tình trạng bối rối, không biết phải làm gì, khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị đuối nước như sau:

– Vác dốc ngược trẻ trên vai để khai thông vùng họng và miệng, nhưng không nên làm quá 1 phút.

– Sau đó, đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:

  • Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay)
  • Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).

Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã chết.

– Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.

– Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.

Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hô hấp nhân tạo.

Trên đây là 5 điều kiện cần để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc với nước. Cha mẹ cần ghi nhớ để tránh những tình huống xấu xảy ra, nhất là sắp đến mùa hè, cơ hội đi bơi, lội, tắm biến nhiều. Nên cho con học bơi sớm, đồng thời, cha mẹ cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, kỹ năng sinh tồn khi đi bơi, cách xử lý tình huống khi trẻ bị đuối nước… để áp dụng khi tai nạn xảy ra.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.