Đầu trẻ sơ sinh ấm, nóng và cách xử lý trong từng trường hợp

0 4.902

Khi chăm sóc con yêu, người mẹ nào cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về tâm, sinh lý của bé. Vậy trong trường hợp trẻ sơ sinh đầu ấm nóng thì mẹ phải xử lý ra sao? Mẹ quan tâm hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh nóng đầu là hiện tượng rất phổ biến
Trẻ sơ sinh nóng đầu là hiện tượng rất phổ biến

Đôi khi chỉ những biểu hiện nhỏ nhất của một đứa trẻ sơ sinh đều khiến cha mẹ lo lắng. Điều này cũng dễ hiểu vì trẻ còn quá “non nớt”, sức đề kháng lại kém nên rất dễ nhiễm bệnh.

Đa phần các bà mẹ thường kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng sự cảm nhận chủ quan là dùng bàn tay đặt lên trán của bé. Sau đó thấy đầu trẻ sơ sinh ấm hoặc nóng thì rất hoảng sợ, giật mình. 

Trong trường hợp này trước tiên mẹ hãy lấy nhiệt kế ra và kiểm tra cho thật chính xác. Nếu nhiệt độ trên 37 độ C là bé đang sốt và có thể đang gặp bệnh lý nào đó. Còn nếu nhiệt độ cơ thể dưới hoặc bằng 37 độ C thì mẹ không cần phải quá lo lắng.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt và mẹo xử lý lúc sốt lúc không

Những lý do dẫn tới trẻ sơ sinh bị ấm, nóng đầu

Để các bà mẹ có thêm kiến thức và cách ứng phó với hiện tượng trẻ sơ sinh nóng đầu. Chúng ta cùng tìm một số nguyên nhân gây ra tình trạng này ngay sau đây:

Đầu trẻ sơ sinh ấm, nóng nhưng không sốt

Khi kiểm tra nhiệt độ cơ thể con, thấy trẻ sơ sinh không sốt nhưng đầu ấm nóng, chân tay lạnh thì mẹ có thể nghĩ ngay tới các tình huống này:

  • Thân nhiệt của trẻ nhỏ, đặc biệt là các em bé sơ sinh thường cao hơn của người lớn. Do đó, khi mẹ dùng tay để kiểm tra đầu trẻ thấy nóng chỉ là cảm nhận chủ quan của người lớn chúng ta mà thôi.
Trẻ sơ sinh nóng đầu là do cảm giác của người lớn
Trẻ sơ sinh nóng đầu là do cảm giác của người lớn
  • Bé đang trong giai đoạn mọc răng: Nhiều mẹ cứ nghĩ khi nào trẻ mọc răng con sẽ sốt. Thực ra không phải như vậy, vẫn có khi bé mọc răng nhưng chỉ có biểu hiện ấm, nóng đầu và không bị sốt.
  • Mẹ quấn quá kỹ cho con: Một số bà mẹ có thói quen “ủ ấm” quá kỹ cho trẻ cộng thêm với thời tiết nóng bức thì không chỉ đầu trẻ sơ sinh ấm, nóng mà có khi toàn thân trẻ cũng đang tỏa nhiệt. Điều này đôi khi rất tai hại, con sẽ đổ mồ hôi và thấm ngược vào cơ thể khiến bé bị cảm lạnh thậm chí viêm phổi.
  • Trẻ nô nghịch cùng người lớn, vận động nhiều cũng khiến thân nhiệt tăng lên.
  • Nếu sờ đầu trẻ sơ sinh thấy ấm nóng nhưng không sốt mẹ cũng đừng quá chủ quan. Rất có thể đây là thời điểm khởi phát của một vấn đề bệnh lý nào đó khi vi khuẩn, virus xâm nhập… Và sau đó mấy tiếng kiểm tra nhiệt độ rất có thể bé lại bị sốt.

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu do sốt

Sau khi đã dùng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt của trẻ, nếu mẹ thấy nhiệt độ trên 37 độ C là bé đang bị sốt. Trường hợp này con đang gặp vấn đề sức khỏe nào đó có thể là do vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng… gây ra các bệnh lý như viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan hoặc rất có thể là do viêm phổi…

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm phổi và những điều mẹ NHẤT ĐỊNH phải biết

Trẻ sốt thường nóng đầu
Trẻ sốt thường nóng đầu

Muốn biết lý do cụ thể là gì mẹ phải theo dõi thêm những biểu hiện của trẻ như trẻ sốt bao nhiêu độ, trẻ có bị ho, khó thở, bú kém, nôn trớ… hay không?

Rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh nóng đầu chân tay lạnh là do bé đang bị sốt cao. Mẹ cần có các biện pháp để hạ sốt kịp thời con cho con.

Mẹ xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh bị ấm, nóng đầu?

Một ngày nào đó, nếu sờ trán thấy trẻ sơ sinh bị nóng đầu mẹ đừng vội hoảng sợ. Thay vào đó mẹ hãy lấy nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt chính xác của con.

Trường hợp trẻ không sốt

– Mẹ tiếp tục kiểm tra lưng trẻ, nếu thấy có mồ hôi thì lau đi cho con, mặc quần áo thoáng mát, không cần phải ủ ấm quá kỹ cho bé.

– Mẹ kiểm tra thêm xem bé có đang mọc răng không? Bé có các biểu hiện ho, sổ mũi, hắt hơi, bú kém hoặc quấy khóc hay không? Nếu có mẹ nên chuẩn bị thuốc hạ sốt liều lượng phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ để đề phòng trẻ sốt về đêm.

Trường hợp bé nóng đầu do sốt

– Khi trẻ sơ sinh nóng đầu do bị sốt, nhiệt độ dưới 38,5 độ C mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý như chườm khăn ấm, miếng dán hạ sốt. Trên 38,5 độ thì mẹ hãy cho con uống hạ sốt, nếu bé không uống được hạ sốt mẹ phải dùng viên đạn hạ sốt cho con. Lưu ý, không áp dụng cùng lúc 2 phương pháp hạ sốt bằng đường uống và nhét thuốc hậu môn. 

>>Xem thêm: 5 Cách hạ sốt theo phương pháp dân gian cho trẻ sơ sinh tại nhà

Sử dụng thuốc hạ sốt kịp thời cho trẻ
Sử dụng thuốc hạ sốt kịp thời cho trẻ

– Cởi bớt quần áo và tạo không gian thoáng mát cho con.

– Cho bé bú nhiều hơn (nếu trẻ vẫn còn bú mẹ). Hoặc nếu trẻ trên 6 tháng tuổi thì có thể cho con uống nước ấm. Mẹ chỉ bổ sung oresol bù điện giải khi có sự cho phép của bác sĩ.

– Nếu bé đã ăn dặm mẹ nên nấu những món cháo hoặc súp dạng lỏng để bé dễ tiêu hóa.

– Theo dõi thêm các biểu hiện của trẻ để xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu khi nào cần đi khám?

Những tình huống dưới đây mẹ cần phải cho trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời:

– Trẻ sốt cao hơn 1 ngày, dùng thuốc hạ sốt nhưng không cắt cơn sốt.

Đầu trẻ sơ sinh nóng sốt nhưng chân tay lạnh, da tím tái cũng cần phải nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất.

– Trẻ sốt kèm theo các biểu hiện khác như ho, sổ mũi, nhịp thở gấp gáp, áp tai vào lồng ngực thấy tiếng thở rít, khò khè.

Các mẹ thân mến! Hiện tượng đầu trẻ sơ sinh bị ấm hay nóng là biểu hiện rất phổ biến trong giai đoạn đầu đời của bé. Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là hãy bình tĩnh và xử lý đúng cách trong từng trường hợp.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 3]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.