Chia sẻ kiến thức: Giáo dục sức khỏe sau khi sinh cho sản phụ

0 2.714

Giáo dục sức khỏe sau khi sinh giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ để cơ thể hồi phục được tốt nhất. Nội dung giáo dục được tập trung vào việc phục hồi sức khỏe của mẹ sau sinh và cách chăm sóc cho bé. Tuy nhiên bài viết sau sẽ chỉ chia sẻ kiến thức về sức khỏe của sản phụ. Các mẹ cùng theo dõi nhé để giúp cơ thể nhanh hồi phục nhé!

Nội dung chính trong bài

Giáo dục sức khỏe sau khi sinh có ý nghĩa như thế nào?

Giáo dục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh là rất quan trọng và cần thiết với các mẹ sinh lần đầu. Vậy nó có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe sản phụ?

  • Giúp các mẹ mới sinh lần đầu giảm bớt lo lắng, bỡ ngỡ với những tình huống, trường hợp xảy ra trên cơ thể sau khi sinh.
  • Giúp mẹ ổn định tâm lý, xác định được sau khi sinh bao lâu thì sức khỏe hồi phục, sớm vượt qua giai đoạn mệt mỏi khi vừa mới sinh xong.
  • Bên cạnh đó, giáo dục sức khỏe sau khi sinh sẽ giúp các mẹ chăm sóc con sau khi sinh được tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sự phục hồi sức khỏe của mẹ.
Chia sẻ kiến thức: Giáo dục sức khỏe sau khi sinh cho sản phụ
Giáo dục sức khỏe sau khi sinh rất quan trọng và cần thiết

Giáo dục sức khỏe sau khi sinh giúp sản phụ sớm hồi phục

Để tránh hậu sản băng huyết

Sau khi sinh các mẹ sẽ sờ thấy một khối cứng ở dưới rốn, đó là do dạ con chưa co lại nhưng sau 3 – 4 tuần nó sẽ co lại gần như bình thường. Nếu dạ con không đàn hồi sẽ dễ gây ra tình trạng băng huyết, rong huyết.

Chính vì thế, sản phụ cần đi lại nhẹ nhàng và cho con bú nhiều hơn. Sau khi sổ rau ra thì sản dịch cũng ra, trong giờ đầu lượng sản dịch có thể lên tới 100ml cần phải đóng bỉm to, sau đó dùng băng vệ sinh bình thường. Nếu như sản dịch ra ồ ạt hay thậm chí ra ít/không ra (do ứ đọng sản dịch) cần phải báo lại với bác sĩ ngay.

Sau khi sinh thường mẹ nằm trên giường 8 – 10 giờ và 24 giờ với sinh mổ, sau đó đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ban đầu cần ngồi dậy từ tư, hít thở thật sâu, chậm rãi đưa chân xuống đất rồi đứng thẳng dậy. Nếu cảm thấy chóng mặt thì cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránh bị choáng, ngã.

Chia sẻ kiến thức: Giáo dục sức khỏe sau khi sinh cho sản phụ
Giáo dục sức khỏe cho sản phụ để tránh băng huyết

Chú ý đến vết khâu hoặc vết mổ sau sinh

Giáo dục sức khỏe sau khi sinh về vết mổ và vết khâu cũng rất quan trọng. Sau 3 – 4 tuần là hết sản dịch, đồng thời xuất hiện kinh non nên việc có thai cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên có thai sớm khi sinh mổ rất nguy hiểm vì có thể gây nứt sẹo mổ, vỡ dạ con,… Các mẹ sinh thường nếu phải rạch tầng sinh môn cũng cần vệ sinh sạch sẽ, tránh viêm nhiễm.

Để tránh són tiểu sau sinh

Phụ nữ có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo để tránh són tiểu. Thực hiện bằng cách khi hít vào thì co khít cơ âm đạo, từ từ thở ra đồng thời giãn cơ hoặc tập khi đang đi tiểu bằng cách nhịn lại 1 – 2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần. Nếu như bị bí tiểu, mẹ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng,…

Mất máu nhiều cần bồi bổ đủ chất dinh dưỡng

Sau khi sinh đa số các bà mẹ bị mất máu, vì thế cần được bồi dưỡng thực phẩm giàu dinh dưỡng. Mẹ không cần phải kiêng khem quá mức nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, tránh các gia vị ảnh hưởng đến sữa, hạn chế đồ ăn lạnh, hải sản trong vòng 6 – 8 tuần đầu sau khi sinh.

Giáo dục sức khỏe sau khi sinh cho sản phụ khi gặp các trường hợp khó chịu 

  • Đau hậu sản như đau quặn ở bụng, nhất là khi cho con bú. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu tốt báo hiệu cơ thể mẹ đang trở lại bình thường. Nếu như cơn đau quặn thắt mạnh, mẹ có thể uống thuốc giảm đau nhẹ để làm dịu cơn đau (hãy có số của một bác sĩ thân quen để hỏi ý kiến trước khi sử dụng thuốc kháng sinh mà đang cho con bú).
  • Bàng quang: Đi tiểu nhiều trong những ngày đầu là bình thường, ban đầu sẽ khó khăn vì đau. Tuy nhiên mẹ nên cố đi lại cho dòng tiểu mạnh hơn, đi tiểu càng sớm càng tốt.
  • Mũi khâu: Đối với sinh thường sẽ đau trong khoảng 1 -2  ngày khi đi tiêu còn với sinh mổ thì kéo dài hàng tháng ở vết mổ. Mẹ có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Nên nằm xuống để tránh lực ép lên các mũi khâu.
Chia sẻ kiến thức: Giáo dục sức khỏe sau khi sinh cho sản phụ
Sau khi sinh đặc biệt chú ý tới các mũi khâu

Bài viết trên hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các mẹ về kiến thức giáo dục sức khỏe sau khi sinh. Chúc các mẹ sớm hồi phục sau sinh và chăm sóc em bé phát triển khỏe mạnh!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 3]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.