1001 mẹo vặt trị bệnh cho trẻ sơ sinh “nhỏ” nhưng “có võ”
Có câu: sinh con là bản năng nhưng nuôi con cần có kỹ năng. Vậy mẹ đừng quên những mẹo vặt trị bệnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới đây và lưu lại để có ngày cần dùng tới.
Nội dung chính trong bài
Những mẹo vặt trị bệnh cho trẻ sơ sinh
15 mẹo vặt trị bệnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau đã được rất nhiều người truyền tai nhau là có hiệu quả. Vậy, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho em bé nhà mình:
1. Mẹo giảm đau khi mọc răng ở trẻ sơ sinh
Theo chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội lương y Lê Xuân Hải lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn sẽ giảm được tình trạng ngứa lợi, đau khi chuẩn bị mọc răng.
Thông thường vào các tháng thứ 3 hoặc 4 trẻ hay có hiện tượng chảy dãi, mút tay, nghiến lợi… mẹ mua một ít lá hẹ, rửa sạch, cắt nhỏ, giã nhuyễn rồi lấy nước. Sau khi em bé bú được khoảng 30 phút – 1 tiếng mẹ rửa tay sạch dùng gạt tiệt trùng quấn vào đầu ngón tay trỏ, thấm nước lá hẹ nhẹ nhàng đưa vào miệng trẻ, rà soát các vùng lợi trên, dưới vài lần.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng thì mọc răng? Bé mọc răng bị sốt phải làm sao?
2. Mẹo vặt xử lý tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh rất hay bị tưa lưỡi do không có khả năng vệ sinh răng miệng. Tưa lưỡi không nguy hiểm nhưng nếu không chữa sẽ khiến trẻ đau rát thậm chí bỏ bú.
Mẹ chỉ cần áp dụng mẹo vặt này cho trẻ sơ sinh như sau: Rửa tay sạch, lau khô sau đó quấn miếng gạt nhỏ ngoài ngón tay, thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ khoang miệng cho bé. Chú ý, chỉ nên thực hiện cách này 1 – 2 lần và cách cữ bú khoảng 30 phút để trẻ không bị nôn trớ.
3. Mẹo vặt trị đổ ghèn mắt cho trẻ sơ sinh
Mắt trẻ rất hay bị đổ ghèn. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để lau mắt cho con. Đồng thời dùng tay massage mắt cho bé sẽ giúp tình trạng đổ ghèn mắt giảm đi nhanh chóng. Cách thực hiện mẹo vặt chữa ghèn mắt này cho trẻ sơ sinh như sau: Dùng 2 ngón tay trỏ massage từ góc trong của mí mắt rồi vuốt nhẹ xuống phía mũi, mỗi ngày 5 – 10 phút.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh 1 bên mắt bị ghèn nhiều phải chăm sóc như thế nào?
4. Mẹo vặt trị tiêu chảy cho trẻ
Khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy, mẹ có thể lấy cà rốt sau đó rửa sạch nấu nước cho bé uống có tác dụng rất tốt. Hoặc rang gạo thật vàng rồi đun nước cho con dùng cũng có tác dụng cầm tiêu chảy nhanh chóng.
Tuy nhiên, cách này chỉ nên thực hiện với trẻ trên 6 tháng tuổi (trẻ dưới 6 tháng không nên cho uống nước ngoài sữa mẹ). Ngoài ra, mẹ cũng chỉ nên áp dụng khi trẻ bị tiêu chảy nhẹ, nếu áp dụng mà bé vẫn không cầm tiêu chảy phải nhanh chóng đưa đi khám. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nguy hiểm, mẹ không được chủ quan.
5. Mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Trẻ hơn 3 ngày không đi ngoài, phân khô cứng, trẻ khó khăn khi đi vệ sinh. Mẹ có thể áp dụng mẹo vặt trị táo bón cho trẻ sơ sinh như sau: Lấy tăm bông nhỏ, nhúng 1 đầu vào mật ong sau đó nhẹ nhàng ngoáy vào hậu môn của trẻ 2 – 3 lần (không ngoáy sâu, chỉ cần đưa hết phần bông gòn của đầu tăm vào hậu môn của bé). Chỉ vài phút sau đó con sẽ đi “nặng” ngay. Xem thêm, cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY.
6. Mẹo vặt hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Trẻ sốt nhẹ, dưới 38,5 độ C mẹ nên cởi bỏ quần áo để con được thoáng mát. Sau khi dùng khăn ấm lau cổ, nách, tay chân, bẹn…
Ngoài ra, chị em có thể tham khảo một số cách hạ sốt theo kinh nghiệm dân gian: https://mebeaz.com/ha-sot-theo-dan-gian-cho-tre-so-sinh/
7. Mẹo vặt cho trẻ sơ sinh khi bị ho
Ở độ tuổi này sức đề kháng của trẻ rất kém, con dễ bị ho do thay đổi thời tiết. Thay vì sử dụng kháng sinh mẹ có thể áp dụng mẹo vặt giảm ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau: Lấy nước lá hẹ hấp hoặc nước của đường phèn và quất cho bé uống (lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi)… Xem thêm các mẹo trị ho hiệu quả cho trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY.
8. Mẹo vật xử lý khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị co giật do sốt cao
Trẻ bị sốt cao sẽ dẫn tới tình trạng co giật rất nguy hiểm. Khi chưa kịp đưa bé tới bệnh viện mẹ hãy lấy khăn mềm sạch đưa vào miệng để bé không bị cắn vào lưới.
9. Mẹo vặt xử lý khi bé bị bỏng
Trẻ bị bỏng nước sôi mẹ hãy ngay lập tức ngâm vết bỏng ấy của bé vào nước trắng sạch (lưu ý không dùng nước đá). Sau đó, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà quyết định đưa trẻ tới các cơ sở ý tế. Tuyệt đối không dùng rượu, nước mắm để bôi lên vết bỏng của con như nhiều mẹ vẫn làm.
10. Mẹo vặt xử lý khi trẻ bị hóc xương cá
Khi trẻ bị hóc xương cá, mẹ cần khuyên trẻ bình tĩnh. Sau đó, lấy đèn pin soi xem hóc nặng hay nhẹ. Nếu nặng thì ngay lập tức đưa con tới bệnh viện để bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng gắp xương cá ra. Còn nếu nhẹ mẹ có thể áp dụng mẹo vặt cho trẻ như sau: lấy tép tỏi, hành hoặc tiêu đưa sát mũi để bé ngửi và con sẽ hắt hơi để loại bỏ xương cá.
11. Mẹo vặt xử lý khi trẻ bị hóc dị vật
Mẹ đặt bé nằm trên đùi sao cho đầu bé chúc xuống và hướng về phía trước. Sau đó, mẹ khum một bàn tay lại và vỗ vào phần giữa xương bả vai của trẻ để con nôn và khạc dị vật ra.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh tập bú bình bị sặc khóc và những lưu ý bú đúng cách
12. Mẹo vặt cho trẻ sơ sinh khi bị hăm tã
Hăm là vấn đề như “cơm bữa” đối với trẻ sơ sinh. Mẹ có thể rửa vùng hăm bằng lá nước lá trầu không hoặc lá chè xanh sạch. Không bôi phấn rôm và nên để cho vết hăm được thoáng nhất có thể.
13. Mẹo vặt chữa thâm do muỗi đốt cho trẻ
Khi nhìn thấy những vết muỗi đốt của con ai cũng xót xa. Thay vì để chân tay con như “đồi hoa sim tím” mẹ có thể lấy mật ong để bôi cho bé. Mật ong có tính kháng khuẩn tốt lại an toàn cho bé.
14. Mẹo vặt cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi
Chướng bụng, đầy hơi thường xảy ra với trẻ do hệ tiêu hóa còn non yếu. Mẹ có thể thực hiện mẹo vặt cho trẻ sơ sinh này đảm bảo tình trạng của con sẽ cải thiện rất đáng kể: Dùng 2 bàn tay massage nhẹ nhàng bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ 5 – 10 phút. Cách này sẽ giúp trẻ xì hơi và dễ chịu hơn.
15. Mẹo vặt xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
Trước đây, khi trẻ bị máu cam chúng ta thường xuyên nên ngửa mặt lên trời để máu không chảy ra ngoài. Thực chất cách này không đúng, thậm chí máu chảy xuống thực quản dễ gây ngạt.
Để cầm máu nhanh, mẹ nên để bé hơi cúi về trước và bịt mũi trẻ lại. Để con thở bằng miệng và mũi không bị chảy máu. Nếu chảy máu cam thông thường sau 10 phút sẽ cầm còn nếu vẫn tiếp tục chảy máu mẹ nên cho trẻ đi khám sớm nhất.
>> Xem thêm: Nên biết: Cách giảm đau cho trẻ sơ sinh TRONG và SAU khi tiêm phòng!
Lưu ý khi áp dụng những mẹo vặt trị bệnh cho trẻ sơ sinh
Thực tế, đa phần những mẹo vặt cho trẻ sơ sinh kể trên đều xuất phát từ kinh nghiệm dân gian, chưa được kiểm chứng khoa học. Do vậy, các mẹ cũng không nên phụ thuộc quá nhiều.
Nếu áp dụng một vài lần không thấy tác dụng thì mẹ cần phải cho con đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài những mẹo vặt dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở trên, mẹ hãy cập nhật Mebeaz.com thường xuyên để có thêm thông tin, kiến thức nuôi con nhé. Chúc sức khỏe!