Phụ nữ sau khi sinh nên và không nên ăn rau gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm vì chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến việc phục hồi sức khỏe cũng như việc cho con bú. Vậy bà đẻ ăn được rau gì sau khi sinh để vừa bổ mẹ vừa lợi sữa cho con. Ngoài ra, không nên ăn rau gì để tránh gây mất sữa?
Cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Nội dung chính trong bài
Vì sao bà đẻ nên ăn rau?
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Không chỉ chứa hàm lượng lớn vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, B12, C…), và các khoáng chất thiết yếu, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, rau xanh còn chứa nhiều chất xơ, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Ngoài ra, bà đẻ ăn rau sau khi sinh còn thu được rất nhiều lợi ích như:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tiểu đường, ung thư…
- Một số loại rau như: rau bina, cải xoăn hay bắp cải… rất giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
- Tốt cho mắt nhờ chứa thành phần lutein và zeaxanthin.
- Phụ nữ sau khi sinh cũng nên ăn rau vì hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm chứng táo bón.
- Đồng thời, ăn rau cũng giúp giảm cân, giữ dáng, đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.
>>> Xem thêm: 5 loại rau lợi sữa sau khi sinh mẹ nhất định phải biết
Vậy phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau gì?
Dưới đây, chúng tôi đã liệt kê 5 loại rau phụ nữ sau khi sinh nên ăn:
1. Phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau ngót
Rau ngót được coi là loại rau cấm kỵ đối với phụ nữ mang thai nhưng với bà đẻ lại cực tốt. Phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau ngót để bổ sung dinh dưỡng, tăng lượng sữa đồng thời giúp co thắt dạ con, đẩy nhanh sản dịch ra ngoài và hỗ trợ phục hồi vết thương, chống viêm loét.
Một số món từ rau ngót bà đẻ nên ăn: rau ngót nấu với thịt băm, canh rau ngót nấu với tôm, rau ngót nấu với hến, rau ngót nấu mướp….
2. Bà đẻ nên ăn rau lang sau khi sinh
Theo Đông y, rau lang chứa nhiều chất xơ, vị ngọt, có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Vì vậy, bà bầu sau khi sinh nên ăn rau lang để giảm táo bón, nhuận tràng, đồng thời tăng tiết sữa, phòng ngừa băng huyết ở phụ nữ sau sinh.
Một số món từ rau lang bà đẻ nên ăn: rau lang xào tỏi, rau lang xào thịt bò, rau lang nấu tôm…
3. Phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tính nhớt nên nhiều mẹ có thể không thích ăn. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau mồng tơi vì đây lại là một loại rau giúp lợi sữa, giảm táo bón, tốt cho xương khớp. Thành phần giàu vitamin A, B3, sắt, chất nhầy, hoạt chất saponin… tốt cho việc phục hồi sức khỏe của sản phụ.
Một số món từ rau mồng tơi bà bầu sau khi sinh nên ăn: canh mồng tơi nấu với cua, mồng tơi nấu với ngao, tôm, mồng tơi xào tỏi…
4. Phụ nữ sau khi sinh ăn được đu đủ xanh
Đu đủ có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Bà bầu sau khi sinh ăn đu đủ còn giúp bổ sung đa dạng các loại vitamin C, B1, B2 và các khoáng chất canxi, magie, sắt và kẽm… cung cấp năng lượng cho cơ thể, bổ máu, phục hồi vết thương. Đặc biệt, đu đủ xanh còn được xem là “thần dược” giúp lợi sữa, tăng chất lượng sữa, tăng kích thước vòng 1 của mẹ (căng tràn, săn chắc).
Một số món từ đu đủ xanh bà đẻ nên ăn: đu đủ xanh nấu móng giò, đu đủ hầm xương…
5. Giá đỗ cũng là loại rau phụ nữ sau khi sinh nên ăn
Giá đỗ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, vitamin A, C, E, vitamin nhóm B… giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bà đẻ nên ăn giá đỗ để lợi sữa, giảm táo bón, đồng thời tăng cường sinh lý, khơi dậy ham muốn sau khi sinh.
Một số món từ giá đỗ bà bầu sau khi sinh nên ăn: giá đỗ xào thịt, giá đỗ xào lòng gà, canh giá đỗ đậu hũ, giá đỗ nấu cà chua…
Phụ nữ sau khi sinh không nên ăn rau gì?
Như đã nói ở trên thì phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau để mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có 1 số loại rau bà đẻ không nên ăn nhiều, thậm chí kiêng để tránh mất sữa, gây nóng trong, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.
Dưới đây là 5 loại rau phụ nữ sau khi sinh không nên ăn:
1. Phụ nữ sau khi sinh không nên ăn rau cải bắp
Rau cải bắp tuy nhiều dưỡng chất nhưng lại có tính hàn, dễ gây lạnh bụng. Đồng thời, đây cũng là loại rau bà đẻ không nên ăn nhiều, tránh tình trạng mất sữa. Các mẹ có thể xem chi tiết hơn tại bài viết: Sau sinh ăn cải bắp: Có phải sai lầm khiến mẹ mất sữa?
2. Bà đẻ không nên ăn lá lốt
Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn lá lốt vì nó sẽ khiến lượng sữa mẹ giảm đáng kể. Hơn nữa, lá lốt có tính cay, nóng, không thích hợp với hệ tiêu hóa lúc mới sinh của bà đẻ, khiến sữa mẹ bị nóng. Từ đó, có thể khiến bé bỏ bú.
3. Bà đẻ không nên ăn rau muống
Phụ nữ sau khi sinh ăn rau muống sẽ khiến vết thương lâu lành hơn, đặc biệt là nhưng mẹ sinh mổ, không cẩn thận có thể để lại sẹo lồi. Hơn nữa, rau muống có tính hàn, không tốt cho hệ tiêu hóa lúc mới sinh của mẹ, dễ gây lạnh bụng, đau bụng.
4. Sau khi sinh không nên ăn măng
Dù là món ăn kích thích vị giác, đem lại cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn măng vì nó có thể làm thay đổi mùi vị, chất lượng cũng như số lượng sữa mẹ, thậm chí gây mất sữa. Hơn nữa, trong măng có hàm lượng cyanide rất cao, khi đi vào hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN), đây là chất cực độc và có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
Vì vậy, bà đẻ nên cẩn thận khi ăn măng, tốt nhất nên kiêng trong khoảng thời gian cho con bú.
5. Phụ nữ sau khi sinh không nên ăn mướp đắng
Mướp đắng có chứa vicine, chất này gây nên những cơn đau đầu, đau thắt bụng… từ đó bé bú mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn mướp đắng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì? Tóm lại, trừ 1 số loại rau chúng tôi liệt kê bên trên thì các mẹ cũng không cần kiêng khem kỹ quá. Bà đẻ nên ăn đa dạng các loại rau để bổ sung chất xơ, đẹp da, giữ dáng cũng như lợi sữa cho bé.
Nguồn: Mebeaz.com