Sự phát triển của trẻ sơ sinh từng tháng như thế nào là tốt?
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi như thế nào là tốt là điều mà bố mẹ nào cũng quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn 1 năm đầu đời khi các ông bố bà mẹ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ trong việc chăm sóc và nuôi dạy con. Vậy các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau của Mebeaz để đúc rút cho mình một chút kinh nghiệm hay ho nhé!
Nội dung chính trong bài
Ý nghĩa về sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh
Những tháng đầu đời là một trong những cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Hàng loạt các cột mốc được diễn ra trong năm đầu tiên này. Tiêu biểu như: lẫy, lật, nâng đầu, bò, trườn, cầm nắm, ăn dặm, ngồi, đứng… Vậy ý nghĩa về sự phát triển này như thế nào?
- Giúp cha mẹ nhận biết được sự phát triển của trẻ sơ sinh trong từng tháng tuổi có bình thường hay không. Phát triển như thế nào là nhanh – chậm để có phương pháp giải quyết kịp thời.
- Giúp con phát triển một cách khỏe mạnh, thông minh, vui vẻ và hoạt bát.
Vậy trẻ sơ sinh phát triển như thế nào là tốt? Các bạn cùng theo dõi ở phần tiếp theo để thấy sự phát triển bình thường của con theo từng tháng tuổi nhé!
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng như thế nào là tốt?
Trẻ sơ sinh phát triển như thế nào là tốt? Các bạn cùng theo dõi ở phần tiếp theo để thấy trẻ sơ sinh phát triển theo từng tháng tuổi như thế nào là bình thường nhé!
Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu đời
Đối với những ai lần đầu làm mẹ, tháng đầu tiên sẽ còn nhiều bỡ ngỡ với những cử chỉ, hành động dù là nhỏ nhất của con. Vậy trong tháng này trẻ có những sự phát triển gì về mặt tâm sinh lý và những hành động nào nổi bật nhất?
Trẻ trong giai đoạn này chủ yếu có các hành động là ăn, ngủ, khóc, tiểu tiện, đại tiện,….
- Ngủ: Trừ những lúc thức để ăn và ị thì thời gian còn lại của bé là ngủ. Mỗi ngày bé có thể ngủ khoảng 16 – 18 tiếng nhưng giấc ngủ khá ngắn. Tuần đầu tiên có thể ngủ tới 18 tiếng, mỗi giấc ngắn dài từ 1 – 3 giờ đồng hồ. 3 tuần sau đó con sẽ ngủ khoảng 14 – 16 tiếng.
- Ăn: Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Mẹ nên đảm bảo lượng sữa cho con bằng chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng của mình. Mỗi ngày có thể bú mẹ từ 8 – 10 cữ.
Trong tháng đầu con sẽ tăng khoảng 1 – 1,2kg so với lúc mới chào đời. Vì thế, cha mẹ hãy tập trung chăm sóc giấc ngủ và bữa ăn của con: Giữ cho không gian ngủ của con an toàn, cho con ăn đúng cách.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 2
Sang tháng thứ 2 trẻ hiếu động hơn, khóc nhiều hơn nhưng mẹ đã làm quen được với con nên cũng dễ dỗ hơn. Giai đoạn này, chắc chắn tim mẹ sẽ “loạn nhịp” vì con cười nhiều hơn, hay giao tiếp với người khác bằng ánh mắt nên cha mẹ có thể nói chuyện với bé nhiều hơn.
Trong tháng thứ 2 nhu cầu bú sẽ tăng cao, đặc biệt ở tuần thứ 6 trẻ sẽ bú khoảng 120ml mỗi cữ. Thời điểm này trẻ sẽ không ăn xong ngủ luôn mà ăn xong có khoảng 30 phút đến 1 tiếng buồn ngủ. Mẹ có thể tạo thói quen ngủ cho con bằng cách đặt bé vào nôi hoặc võng ru bé ngủ.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cũng có sự chuyển biến về tâm lý. Trẻ sẽ khóc nhiều hơn do hệ thần kinh dưới nhiều tác nhân kích thích làm cho trẻ khóc nhiều hơn ngay cả khi mọi yêu cầu được đáp ứng. Mẹ hãy ôm và vỗ về bé để con dễ chịu hơn.
Trẻ sơ sinh phát triển trong tháng thứ 3
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ khóc ít hơn, thay vào đó thức để chơi nhiều hơn, cụ thể là khám phá thế giới xung quanh mình ở phạm vi hẹp. Bé bắt đầu sử dụng tay để huơ huơ khi hướng tới một thứ gì đó.
Trong thời điểm này nhiều bé đã bắt đầu biết lẫy. Mẹ có thể cho bé tập lẫy bằng cách đặt con nằm sấp để cổ và cơ tay con cứng cáp hơn. Thế nhưng một số trẻ khác lại chưa biết lẫy, cha mẹ chưa cần lo lắng vì đó là do bản năng của bé.
Bé 3 tháng tuổi cũng sẽ biếng ăn hơn, đây là một biểu hiện sinh lý bình thường khi con ở tuổi tập lẫy. Vì thế, cha mẹ không nên ép con ăn, thường xuyên chú ý cân nặng của con. Thay vào đó cha mẹ hãy thể hiện tình cảm với con bằng cách âu yếm, vuốt ve vì con có thể nhận biết người thân quen.
>>Xem thêm: Bao giờ trẻ sơ sinh biết cứng cổ? 3 bài tập giúp cổ bé cứng cáp hơn
Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 4
Trẻ sơ sinh phát triển như thế nào là tốt không thể bỏ qua tháng thứ 4 của con. Sau 3 tháng đầu đời khá nhiều vấn đề thì tháng thứ 4 cũng là một bước ngoặt lớn của trẻ vì con sẽ ăn nhiều hơn, ngủ giấc dài hơn, tăng cân hơn…
Cân nặng của con tùy thuộc vào giới tính và tốc độ phát triển của bé. Bé trai 4 tháng tuổi có thể nặng 6,2 – 7,8kg và bé gái khoảng 5,7 – 7,3kg. Tuy nhiên chênh một chút mẹ cũng không cần quá lo lắng về việc con bị suy dinh dưỡng nhé.
Đừng nghĩ đến việc cho con ăn dặm luôn để tăng cân vì nó có thể kìm hãm sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, răng lợi của trẻ.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 5
Mắt và tai của bé đã hoàn thiện khả năng nghe và nhìn như người lớn. Bé cũng bắt đầu làm quen với ngữ điều và hong hớt đáp lời của người đối diện. Ở giai đoạn trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi sẽ biết nhiều thứ hơn, cố gắng học theo mẹ. Vì thế, cha mẹ có thể hướng dẫn con nhiều thứ từ giai đoạn này như đọc sách, phân biệt màu sắc sáng – tối.
>>Xem thêm: Bao giờ trẻ sơ sinh biết hóng chuyện? Dạy bé hóng chuyện thế nào?
Trẻ sơ sinh phát triển ở tháng thứ 6 như thế nào?
Đây là thời điểm mẹ có thể bắt đầu cho con ăn dặm vì dạ dày và hệ tiêu hóa của con đã sẵn sàng làm quen với một loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ.
Bên cạnh đó, con cũng biết điều chỉnh đôi tay của mình bằng cách cầm nắm đồ vật và học cách gọi tên chúng.
Thời gian ngủ của con sẽ ít hơn khoảng 13 – 15 tiếng, trong đó 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và 1 giấc ngủ dài vào ban đêm khoảng 10 tiếng.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 7
Các kĩ năng của trẻ cũng được hoàn thiện hơn, bé đã biết lắng nghe việc cha mẹ nói CÓ hoặc KHÔNG với những đồ chơi an toàn hay nguy hiểm với con.
Cân nặng của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển các kĩ năng. Chẳng hạn như việc con bụ bẫm quá sẽ khiến con chậm biết ngồi, biết bò, biết đi hơn những bé có cân nặng bình thường. Vì thế, không phải cứ nhồi nhét nhiều hay con quá bụ bẫm là tốt.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 8
Đây cũng là quãng thời gian bé sẽ học hỏi nhiều hơn về ngôn từ, giúp con nhanh biết nói. Mẹ có thể sử dụng cả hành động và ngôn ngữ để giới thiệu cho con các bộ phận trên cơ thể.
Trẻ sơ sinh tháng thứ 9 phát triển như thế nào là tốt?
Sự phát triển của trẻ sơ sinh khi được 9 tháng tuổi ở mỗi trẻ là khác nhau về cả thể chất lẫn trí tuệ, các kĩ năng. Một số bé đã biết bò và tập đứng nhưng một số khác lại chỉ mới có thể ngồi đẩy người về phía trước để di chuyển. Bởi vì mỗi bé là một cá thể, tốc độ phát triển không thể hoàn toàn giống nhau hay đồng đều.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 10
Bên cạnh các kĩ năng bò, đứng thì bé 10 tháng tuổi cũng đang bắt đầu tập nói ê a những từ đơn giản như ba, má, bà,… Con cũng có thể tự mình chơi và cầm đồ vật đơn giản rồi nói tên chúng.
Nhiều mẹ sốt ruột vì không biết con 10 tháng ăn cơm được chưa. Không phải con cứ ăn được cơm sớm là tốt vì các bộ phận và chức năng của các cơ quan chưa hoạt động tốt được. Vì thế, trẻ giai đoạn này chỉ nên ăn cháo và tăng độ thô lên thôi.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 11
Giai đoạn này trẻ tiếp tục phát triển các kĩ năng, có trẻ đã biết chập chứng vài bước đi rồi. Ngoài ra, kĩ năng nói cũng khá hơn, con sẽ tương tác nhiều và nói học theo các chương trình nhí trên TV.
Trẻ sơ sinh phát triển theo từng tháng như thế nào không phải ai cũng giống nhau. Các mẹ không nên quá xót ruột và lo lắng khi nhìn sang “con nhà người ta”. Hãy để con bạn được phát triển theo bản năng và nhu cầu của con. Nếu như trẻ phát triển chậm quá so với mức trung bình mới cần đưa trẻ đi khám và kiểm tra.
Bài viết trên Mebeaz đã chia sẻ với các bạn những kiến thức về sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng như thế nào là tốt. Hy vọng với những chia sẻ đó sẽ giúp các mẹ chăm sóc con yêu của mình tốt nhất có thể. Chúc các bé luôn vui vẻ, khỏe mạnh!
Nguồn: Mebeaz.com