Bầu bí nên đọc để chữa chứng tiểu buốt, tiểu rắt khi mang thai

0 7.958

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ phải chịu nhiều thay đổi đột ngột. Một trong số đó là triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt khi mới mang thai tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ. Vậy tiểu rắt khi đang mang thai có nguy hiểm không, cách chữa như thế nào? Xem ngày câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Khi mang thai phụ nữ thường có nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn do nội tiết tố trong cơ thể đào thải nhiều. Cùng với đó là các triệu chứng đi kèm như khi đi tiểu có cảm giác hơi buốt lạnh, nước tiểu có mùi hoặc có thể kèm theo hiện tượng sốt nhẹ. 

Chứng tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai
Chứng tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai

Tuy nhiên đây là biểu hiện sinh lí hết sức bình thường của phụ nữ khi mang thai. Các mẹ bầu không nên quá lo lắng mà thay vào đó hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để biết tại sao đang mang thai bị tiểu buốt tiểu rắt từ đó tìm ra các giải phải để khắc phục.  

Lý giải chứng tiểu rắt khi mới mang thai

Khoảng thời gian những tuần đầu của thai kỳ, lượng hormone HCG xuất hiện trong thời kỳ mang thai tăng cường đào thải qua thận. Cùng với đó là tử cung phát triển dần đè nên bàng quang khiến cho mẹ bầu thường xuyên đi vệ sinh hơn. 

Khi mang thai ngay cả khi bàng quang trống rỗng nhưng áp lực từ bào thai khiến cho mẹ bầu luôn cảm thấy căng tức và có cảm giác muốn đi vệ sinh. Mỗi lần đi lượng tiểu rất ít thậm chí không đi tiểu được. Ngoài ra còn có cảm giác hơi buốt mà dân gian gọi đó là tiểu rắt khi đang mang thai

Hiện tượng này sẽ giảm dần ở tháng thứ 4 của thai kỳ do lúc này thai nhi đã phát triển dần, tử cung tăng lên đưa em bé dần vào khoang bụng. Em bé không còn gây áp lực lên bàng quang khiến cho hiện tượng đi tiểu rắt khi mới mang thai giảm xuống. 

Biểu hiện của chứng tiểu buốt, tiểu rắt khi mang thai

Khi mang thai ở những tháng đầu hầu hết các chị em đều gặp phải hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt. Một trong những dấu hiệu nhận biết tiểu rắt khi mang thai đó là tần suất đi tiểu tăng lên nhưng lượng nước tiểu ít, khi đi có cảm giác hơi buốt và đau, nước tiểu có màu lạ và có mùi.

Biểu hiện của tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai
Biểu hiện của tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai

Một số biểu hiện đặc biệt hơn là khi đi tiểu có màu hơi đục thậm chí kèm theo máu. Ngoài ra còn có biểu hiện sốt nhẹ. Nhiều mẹ bầu chủ quan không quan tâm đến các dấu hiệu trên khiến lầm tưởng với một số bệnh có một vài biểu hiện tương tự gây tâm lý hoang mang. Do đó, các chị em cần chú ý vì rất có thể đó là dấu hiệu của việc mang thai. 

Hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai tháng cuối có xu hướng nặng hơn

Tiểu buốt, tiểu rắt không chỉ xảy ra ở những tháng đầu của thai kỳ mà nó còn quay trở lại vào tháng thứ 8, 9 với xu hướng nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối trước khi sinh, thậm chí thai phụ còn đi tiểu không kiểm soát được.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do trong quá trình mang bầu vùng cơ đáy xương chậu bị giãn ra để nâng đỡ bụng bầu. Các cơ xương đáy chậu thay đổi đột ngột khiến cho đường dẫn nước tiểu thoát ra ngoài một cách không kiểm soát gây nên hiện tượng tiểu rắt tiểu buốt khi mang thai tháng cuối

Các triệu chứng này không gây nguy hiểm cho mẹ bầu cũng như thai nhi tuy nhiên nó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy các mẹ bầu nên tham khảo một số cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt khi mang thai để giảm các biểu hiện bất lợi trên. 

Tiểu buốt tiểu rắt biểu hiện nặng hơn ở những tháng cuối

Một số mẹo khắc phục tiểu rắt, tiểu buốt khi mang thai

Khi mang thai bị tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần trong ngày các mẹ bầu nên lưu ý một số điều quang trọng sau. 

  • Duy trì uống nước đầy đủ, đặc biệt là không được nhịn tiểu. Vào buổi tối tránh uống nhiều nước để tránh đi tiểu đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 
  • Tránh sử dụng những đồ uống như cà phê, bia, rượu,..Những chất kích thích vừa không tốt cho thai nhi vừa khiến cơ thể tích nước dẫn đến tăng số lần tiểu rắt.
  •  Tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ nhiều chất xơ để bổ sung lượng nước tự nhiên cho cơ thể.
  •  Tập thói quen đi tiểu đúng giờ và đều đặn hàng ngày. 
  • Chăm chỉ tập luyện các bài tập cho xương chậu giúp cho cơ chậu săn chắc và mau chóng khôi phục lại vóc dáng sau khi sinh. 
  • Nếu bị són tiểu nhiều khi mang thai các mẹ có thể dùng băng vệ sinh hoặc giấy thấm hút. Nếu tình trạng tiểu rắt có biểu hiện trầm trọng hơn các mẹ bầu nên đến bác sĩ để được tư vấn và trao đổi trực tiếp.

Lưu ý: Triệu chứng tiểu rắt có phải là dấu hiệu của mang thai hay không?

Nhiều chị em phụ nữ thường băn khoăn tiểu rắt có phải mang thai không. Hiện tượng tiểu rắt không chỉ xảy ra ở phụ nữ có thai mà còn xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính tùy theo nguyên nhân khác nhau. Các chị em cần phải xác định rõ nguyên nhân để có cách khắc phục, tránh ngộ nhận mình đã mang thai. 

Tiểu buốt tiểu rắt có thể gặp ở bất kỳ ai
Tiểu buốt tiểu rắt có thể gặp ở bất kỳ ai

Triệu chứng tiểu rắt còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm. Đường tiết niệu bị nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây nên chứng tiểu buốt. Nếu để lâu sẽ để lại biến chứng nguy hiểm đến thận. Vì vậy cần có sự chuẩn đoán chính xác để điều trị kịp thời. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho mẹ bầu có thêm thông tin hữu ích về hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt khi mang bầu. Chúc các mẹ sớm khắc phục hiệu quả và luôn khỏe mạnh để chăm sóc tốt thai nhi

Nguồn: Mebeaz.com

Tham khảo: có thai có tiểu dắt được không

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.