Trẻ bị bệnh ho gà có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào cho bé?

0 108

Thống kê cho thấy trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị ho gà đạt tỷ lệ cao nhất. Bệnh ho gà có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Hiện nay đã có thuốc và vắc xin tiêm phòng ho gà cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng nhiều mẹ dường như không biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về biểu hiện của bệnh ho gà và cách chữa trị khi cần thiết.

Nội dung chính trong bài

Nguyên nhân dẫn tới bệnh ho gà ở trẻ em?

Tiếng ho của bệnh ho gà được mô tả giống âm thanh của tiếng rít như tiếng rù cổ của con gà nên được gọi là bệnh “ho gà”. Còn thực chất đây là căn bệnh do vi trùng Bordetella pertussis gây ra. 

Ho gà là bệnh do vi trùng gây ra
Ho gà là bệnh do vi trùng gây ra

Một vài con số để các mẹ hiểu thêm về bệnh ho gà thế này:

  • Trên thế giới mỗi năm có khoảng 30 – 50 triệu bệnh nhân mắc ho gà và 300 ngàn người tử vong. 
  • Đây là bệnh rất dễ lây lây lan, chủ yếu qua dịch tiết mũi họng khi nói chuyện, ho, hắt hơi… 
  • Tỷ lệ tử vong của bệnh là nhiều nhất so với các bệnh có vắc xin chủng ngừa.
  • 90% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà trên tổng số ca bị bệnh, do chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Đây cũng là đối tượng dễ bị biến chứng nhất khi bị ho gà.
  • Bệnh xảy ra phổ biến nhất là ở các nước chậm phát triển, lên tới hơn 90%.

>>Xem thêm: Thay đổi thời tiết bé bị ho và sổ mũi? Mẹ phải làm sao?

Những biểu hiện của bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

Bệnh ho gà cũng có thời gian ủ bệnh khá dài. Các biểu hiện của bệnh ho gà ở trẻ lại giống với cảm cúm thông thường nên nhiều bậc cha mẹ chủ quan không đề phòng. Theo diễn tiến, bệnh ho gà chia làm các giai đoạn như sau:

– Giai đoạn 1: Là giai đoạn ủ bệnh, thường không có những biểu hiện lâm sàng và kéo dài trung bình khoảng 9 – 10 ngày.

– Giai đoạn 2: Là giai đoạn khởi phát, kéo dài từ 1 – 10 tuần với rất nhiều dấu hiệu đặc trưng:

  • Trẻ ho rất nhiều, rũ rượi thành từng cơn, trẻ ho khoảng 15 – 20 tiếng/ 1 lần ho, tiếng ho càng về sau càng yếu và mất rất nhiều sức lực.
  • Âm thanh của người bị ho gà giống như âm thanh của tiếng rít trong cổ họng con gà rù. Tuy nhiên, những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bị ho gà có thể không thấy tiếng rít này.
  • Sản phẩm của những cơn ho là đờm trắng, trong và dính, đây cũng là nguồn gây bệnh ho gà.
  • Trẻ có thể sốt nhẹ, sưng mí mắt.

– Giai đoạn 3: Còn gọi là giai đoạn phục hồi, người bệnh đã hạ sốt, cơn ho cũng thưa dần. Mặc dù đã khống chế được bệnh ho gà nhưng cha mẹ cũng hết sức thận trọng vì có thể một vài tháng sau đó nếu bệnh tái phát lại thường kèm theo cả viêm phổi rất nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị ho gà có nguy hiểm không? Có biến chứng không?

Người lớn bị ho gà thường nhẹ và khỏi sau 7 ngày nhưng với những em bé bị bệnh ho gà có thể kéo tới 1 – 2 tháng ròng rã. Từ đó làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn dẫn tới suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.

Trẻ bị ho gà sẽ rất mệt mỏi
Trẻ bị ho gà sẽ rất mệt mỏi

 Đặc biệt, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phế quản do bội nhiễm, viêm phổi.
  • Ho kéo dài dẫn tới suy hô hấp, ngừng thở và tử vong. Gặp nhiều nhất là trẻ dưới 1 tuổi.
  • Trường hợp cơn ho quá nặng, trẻ “rặn ho” nhiều làm vỡ phế nang, tràn khí màng phổi.
  • Cơn ho gà ở trẻ có thể làm cho trẻ bị lồng ruột, sa trực tràng hoặc thoát vị ruột.
  • Trong các loại biến chứng thì viêm não là biến chứng ho gà đáng sợ nhất (tỉ lệ 0,1%). Người bệnh mắc phải sẽ để lại di chứng thần kinh hoặc tử vong.

>>Xem thêm: Bé bị ho bôi dầu tràm ở đâu? Dùng cho trẻ sao cho đúng cách?

Bệnh ho gà ở bé chữa như thế nào?

Thông thường, phác đồ để chữa bệnh ho gà cho trẻ sẽ là sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn kết hợp điều trị triệu chứng.

Sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh ho gà cho trẻ

Một số kháng sinh được dùng chữa bệnh ho gà là erythromycin, co – trimoxazole, azithromycin. Liều dùng cần được sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Trẻ sẽ được chỉ định uống trong khoảng 14 ngày. Càng dùng sớm thì cơ hội lây nhiễm sang người khác càng giảm. Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn chứ không điều trị được triệu chứng, trừ khi uống ở giai đoạn ủ bệnh.

Những người có tiếp xúc với trẻ bị ho gà nếu kịp uống kháng sinh trong thời gian đầu mới nhiễm bệnh thì sẽ tránh được các triệu chứng nặng của ho gà.

Bé bị ho gà buộc phải dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn
Bé bị ho gà buộc phải dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn

Điều trị triệu chứng của bệnh ho gà

– Sử dụng thuốc: Điều trị ho nếu cơn ho quá dữ dội, thuốc chống co giật.

– Làm sạch đờm, mũi cho trẻ nhỏ. Những trẻ lớn nên cho xúc miệng bằng nước muối sinh lý.

– Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Còn để chữa bệnh ho gà cho trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để làm loãng đờm.

>>Xem thêm: Hút mũi trẻ sơ sinh có sao không? Dùng miệng hay dụng cụ hút?

Trẻ bị ho gà có được ăn thịt gà không? Nên kiêng những gì?

Ho gà và thịt gà chỉ giống nhau ở cách phát âm cũng như âm thanh phát ra khi ho chứ không có mối liên hệ nào khác. Do vậy, trẻ bị ho gà nên ăn cháo thịt gà để bổ sung kẽm và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, cũng có một số điều mẹ nên và không nên làm khi trẻ bị ho gà.

Điều nên làm khi trẻ bị ho gà

– Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.

– Vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm sạch. Đồng thời mẹ nên rửa tay trước và sau khi cho trẻ ăn hay vệ sinh mũi họng cho bé.

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho trẻ
Vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho trẻ

– Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khỏe mạnh khác. Mẹ nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với dịch đờm nhớt từ trẻ.

Những điều cần kiêng khi trẻ bị ho gà

Tránh khói bụi, thuốc lá, lông động vật. 

– Hạn chế để gió lạnh lùa vào trẻ cũng như điều chỉnh quạt, điều hòa để luồng gió không chĩa thẳng vào bé.

– Nếu trẻ đã ăn dặm mẹ loại bỏ những thực phẩm có thể kích thích cơn ho như: vỏ của các loại hải sản, da gà, các loại hạt, đậu nành, cam quýt… Ngoài ra, trong thực đơn của mẹ cho con bú cũng không nên có những thực phẩm này.

– Nhiều mẹ đặt câu hỏi trẻ đang bị bệnh ho gà có tiêm phòng được không? Vậy mẹ hãy lùi lịch tiêm phòng của bé cho tới khi con khỏi hoàn toàn mới nên cho bé đi tiêm.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ như thế nào?

Vắc xin bệnh ho gà cho trẻ hiện nay đã có. Vì thế đi tiêm phòng đúng lịch, đúng độ tuổi, đủ số mũi tiêm cho trẻ là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ho gà cho các bé.

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất đối với bệnh ho gà
Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất đối với bệnh ho gà

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin ho gà được kết hợp với vắc xin của bệnh bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, HIb gọi là mũi 5 trong 1 và trẻ phải tiêm đủ là 3 mũi.

Xem thêm về lịch tiêm phòng mũi 5 trong 1 cho trẻ: https://mebeaz.com/tre-may-thang-thi-tiem-phong-vacxin-mui-5-trong-1/

Bệnh ho gà một khi đã mắc rồi sẽ có kháng thể chống lại căn bệnh đó. Tuy nhiên, ngành y tế không chống chỉ định tiêm phòng với người đã từng mắc ho gà. Do vậy, nếu trẻ đã từng mắc ho gà rồi vẫn có thể tiêm phòng theo lịch.

Ngoài các biện pháp tiêm phòng mẹ nên vệ sinh sạch cho bé hàng ngày, tạo không gian thoáng mát, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để con nâng cao được sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh ho gà ở trẻ. Hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức và hiểu biết được mức độ nguy hiểm của ho gà để tiêm phòng đúng lịch cho trẻ.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.