Cảnh báo NGUY HIỂM khi bị trễ kinh sau sinh: Các mẹ nên làm gì?

0 3.621

Cháu sinh Tít được gần 7 tháng nay rồi mà kinh nguyệt vẫn chưa trở lại. Như vậy có phải là bị trễ kinh sau khi sinh không? Cháu vẫn đang cho con bú, không biết có nên đi khám hay phải làm gì bây giờ ạ?

(Kym Oanh, Thái Bình)

Nội dung chính trong bài

Bị trễ kinh sau khi sinh là tình trạng nhiều sản phụ gặp phải
Bị trễ kinh sau khi sinh là tình trạng nhiều sản phụ gặp phải

Trả lời

Bạn Kym Oanh thân mến! Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Mebeaz. Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều sản phụ, bị trễ kinh sau khi sinh: Có nguy hiểm không? Phải làm sao để khắc phục?

Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

Bị trễ kinh sau khi sinh là như thế nào?

Sau khi sinh, kinh nguyệt của mẹ sẽ trở lại trong vòng vài tháng, tùy cơ địa từng người cũng như phụ thuộc vào việc mẹ có cho con bú hay không.

– Đối với phụ nữ cho con bú (kể cả sinh thường hay sinh mổ): Kinh nguyệt sẽ trở lại sau khoảng 3 – 6 tháng, thậm chí là 1 năm.

– Đối với mẹ không cho con bú: Kinh nguyệt sẽ quay trở lại sau khoảng 6 – 8 tuần. Sinh mổ thì có thể sớm hơn, sau 4 – 8 tuần.

Nếu sau khoảng thời gian trên mà mẹ vẫn chưa thấy ngày “dâu” quay lại thì rất có thể là bị trễ kinh sau khi sinh.

Thời gian có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh ở mỗi người không giống nhau
Thời gian có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh ở mỗi người không giống nhau

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị trễ kinh sau khi sinh

– Do cơ địa: Thời gian có kinh nguyệt sau khi sinh ở mỗi người không giống nhau. Có người tới sớm, có người lại chậm kinh nguyệt sau sinh.

– Do mang bầu: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ bị trễ kinh. Nhiều người cho rằng cho con bú là cách tránh thai an toàn nhưng thực tế lại không phải. Mẹ hoàn toàn có thể mang thai khi đang cho con bú.

– Do thay đổi nội tiết tố, mất cân bằng giữa các hormone trong cơ thể: Cụ thể là sự sụt giảm đột ngột của estrogen (do hormone prolactin tăng lên để kích thích sản xuất sữa mẹ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt, khiến phụ nữ bị trễ kinh sau khi sinh.

– Do tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Sức khỏe của sản phụ vốn dĩ đã yếu, cộng với việc phải chăm con, bỉm sữa bận rộn càng khiến mẹ mệt mỏi, kiệt sức. Từ đó, cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

– Do sinh hoạt không điều độ, thức đêm nhiều, ăn uống không đủ chất.

– Ngoài ra, bà đẻ bị trễ kinh sau khi sinh cũng không nên chủ quan vì nó có thể là triệu chứng của 1 số bệnh lý: tuyến giáp thất thường, hội chứng đa nang buồng trứng, suy buồng trứng hoặc bị viêm nhiễm phụ khoa: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung…

Phụ nữ bị trễ kinh sau khi sinh có thể do nhiều nguyên nhân: sự mất cân bằng hormone, căng thẳng, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm
Phụ nữ bị trễ kinh sau khi sinh có thể do nhiều nguyên nhân: sự mất cân bằng hormone, căng thẳng, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm…

Bị trễ kinh sau khi sinh có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên thì phụ nữ bị trễ kinh sau khi sinh có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó tiềm ẩn có những nguy cơ bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt là những bệnh phụ khoa (viêm âm đạo, viêm tử cung…) nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Đó là chưa kể đến việc bị trễ kinh sau khi sinh sẽ khiến các mẹ luôn cảm thấy bức bối, khó chịu, tâm lý không thoải mái vì ngày “dâu” mãi chưa quay trở lại. Từ đó, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con, mẹ có thể bị mệt mỏi, chán ăn, hay cáu gắt, buồn vui thất thường.

Vậy phải làm gì khi bị trễ kinh sau khi sinh?

– Phụ nữ bị trễ kinh sau khi sinh cũng không loại trừ khả năng mang bầu tiếp. Các mẹ nên để ý những dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú, đồng thời mua que thử hoặc đi khám để biết chắc chắn hơn.

– Nếu trễ kinh sau khi sinh kèm theo những biểu hiện bất thường như đau bụng dưới, vùng kín có vấn đề (mùi hôi, ra nhiều khí hư…), người mệt mỏi, cân nặng sụt bất thường… thì nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể để tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

– Trong trường hợp không có triệu chứng gì bất thường, nhưng thời gian trễ kinh quá lâu (hơn 4 tháng so với khoảng thời gian thông thường như chúng tôi nói bên trên) thì cũng cần phải đi khám.

– Ngoài ra, để cải thiện tình trạng này, chị em nên:

  • Chú ý chế độ ăn uống: Bổ sung đa dạng các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể từ thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ, quả, uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít/ngày). Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn. chứa nhiều dầu mỡ….
  • Phụ nữ bị trễ kinh sau khi sinh cũng nên nghỉ ngơi hợp lý: Bên cạnh việc chăm sóc con vẫn phải dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Đồng thời thư giãn, thoải mái tinh thần, không nên quá căng thẳng, mệt mỏi.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh viêm nhiễm. Không lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ sau khi sinh, không thụt rửa âm đạo quá sâu. Mặc quần lót có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Vận động nhẹ nhàng, tránh nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Kym Oanh hiểu rõ hơn về hiện tượng bị trễ kinh sau khi sinh. Trường hợp của bạn đang cho con bú được 7 tháng thì chưa có kinh nguyệt trở lại cũng là điều bình thường. Nếu không có những biểu hiện bất thường như chúng tôi nói bên trên thì bạn không nên lo lắng quá. Vài tháng nữa (sau 1 năm) mà vẫn chưa thấy kinh nguyệt thì mới cần đi khám. Thay vào đó, hãy chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, giữ sức khỏe thật tốt để chăm sóc cho bé yêu nhé!

 

Nguồn: Mebeaz.com

BẠN CÓ BIẾT:

Phụ nữ sau khi sinh không chỉ gặp các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt: bị trễ kinh, tắc kinh, tháng tới sớm, tháng tới muộn…. mà còn bị khô hạn vùng kín, suy giảm ham muốn, căng thẳng, stress.

Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, chị em được khuyên nên sử dụng viên uống SLady – thực phẩm bảo vệ sức khỏe – sắc đẹp – sinh lý cho phụ nữ.

Cơ chế 4 tác động có trong Slady giúp phụ nữ tăng sinh lý, hết khô hạn, cân bằng nội tiết tố, bồi bổ khí huyết và giảm stress hiệu quả, thích hợp sử dụng cho cả phụ nữ sau sinh, đang cho con bú. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 4867/2018/ĐKSP).

  • Cơ chế 1: Hết khô hạn, tăng cường sinh lý nữ:

Hoạt chất IS0FLAV0NES có trong SHATAVARI giúp bổ sung nội tiết tố và kích thích kích thích vỏ nang noãn sản sinh estrogen nội sinh. Saponin steroid giúp tăng sinh tổng hợp Estrogen trong cơ thể từ đó làm tăng độ ẩm các mô khô trong cơ quan sinh dục, tăng cường sinh lý nữ và chống lại các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

  • Cơ chế 2: Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể:

Duy trì hoạt động ổn định của tuyến thượng thận, tuyến giáp, buồng trứng từ đó duy trì sự ổn định của các hoocmon trong cơ thể.

  • Cơ chế 3: Bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt:

Cao huyết đằng, cao đinh lăng, cao ngải nhật: có tác dụng bổ huyết, thông kinh lạc, khỏe gân cốt, điều hòa kinh nguyệt, giảm các triệu chứng đau bụng khi đến kỳ kinh.

  • Cơ chế 4: Ăn ngon, ngủ tốt, giảm stress hiệu quả:

– Sau 2 – 4 ngày: Giảm stress, ngủ ngon giấc hơn. Cơ thể bắt đầu đào thải độc tố.

– Sau 5 -7 ngày: Tình trạng khô hạn được cải thiện rõ rệt. Cảm nhận sinh lý tăng dần qua ham muốn. Khi quan hệ không còn bị đau rát và dễ đạt khoái cảm hơn.

– Sau 15 ngày: Da sáng mịn hơn, nội tiết tố trong cơ thể được cân bằng ở mức ổn định.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.