Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè: Đừng vội dùng thuốc vì có 5 cách này

0 195

Hình ảnh một đứa trẻ sơ sinh bị sổ mũi kèm theo ho hay thở khò khè rất quen thuộc với nhiều mẹ bỉm sữa. Đặc biệt những em bé 1, 2 tháng tuổi sổ mũi luôn là điều khiến cha mẹ chúng phiền lòng. Mách mẹ một số cách trị sổ mũi không cần dùng thuốc dưới đây nhé.

Nội dung chính trong bài

Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là hình ảnh rất quen thuộc
Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là hình ảnh rất quen thuộc

Vì sao trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ bị ho, sổ mũi, thở khò khè. Lý do là vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, cộng thêm hệ hô hấp của con chưa phát triển toàn diện, niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng và nhạy cảm.

Do vậy, bé dễ bị kích ứng vi khuẩn, virus, khói bụi, lông động vật, gió lạnh… Đây cũng những yếu tố khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm phổi, cảm lạnh, cảm cúm…

Đặc biệt trong những ngày thời tiết giao mùa, gió lạnh khô hanh. Nếu không được giữ ấm đúng cách thì tỷ lệ trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè sẽ rất cao.

Đa phần hiện tượng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều không nguy hiểm. Song điều này cũng khiến cho con khó chịu, ăn ngủ kém hơn, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của con.

Khi nào bé bị sổ mũi thở khò khè phải đi khám và dùng thuốc?

Thông thường, nếu em bé bị sổ mũi thở khò khè hoặc kèm ho nhưng vẫn ăn ngủ bình thường thì cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Vì có thể trẻ chỉ mắc các vấn đề về đường hô hấp thông thường. Trong trường hợp này, các bác sĩ cũng sẽ khuyến cáo mẹ chưa nên dùng kháng sinh cho con. 

Nếu quá lạm dụng kháng sinh có thể khiến cho bé bị kháng thuốc về sau, dễ bị rối loạn tiêu hóa và giảm hệ miễn dịch của con. Đặc biệt, nếu nguyên nhân do vi khuẩn thì dùng kháng sinh được, còn nếu là virus thì kháng sinh cũng không có tác dụng.

>> Xem thêm: Các mẹ ơi! Trẻ sơ sinh có nên uống thuốc Tây không nhỉ?

Không phải trẻ cứ sổ mũi là phải dùng thuốc
Không phải trẻ cứ sổ mũi là phải dùng thuốc

Tuy nhiên, nếu thấy trẻ sơ sinh sổ mũi đặc màu vàng, xanh kèm theo ho, sốt, bỏ bú thì các mẹ nên cho con đi khám. Những biểu hiện này dấu hiệu chỉ điểm nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản… Các bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị và kê thuốc cho trẻ. Mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc bên ngoài cho bé. 

Cách trị sổ mũi thở khò khè cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc

Rất nhiều bà mẹ khi thấy trẻ sơ sinh 1, 2 tháng tuổi sổ mũi thì tỏ ra rất lo lắng. Tâm lý này cũng dễ hiểu vì bé còn rất nhỏ và non nớt. Song nếu con chỉ sổ mũi hoặc có thể thở khò khè, ho húng hắng nhẹ. Mẹ nên áp dụng kết hợp những cách sau:

1. Vệ sinh mũi cho bé

Mũi hay dịch đờm là phải ứng của cơ thể với những yếu tố xâm nhập vào hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên làm sạch thì mũi hay đờm nhớt cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn cư trú. Do đó, cha mẹ nên thường xuyên rửa hút mũi cho trẻ, làm như vậy con sẽ dễ thở hơn.

Trẻ bị sổ mũi nên được rửa mũi hàng ngày
Trẻ bị sổ mũi nên được rửa mũi hàng ngày

Mẹ xem thêm về cách hút mũi cho trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY.

2. Nước và sữa mẹ hạn chế sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Đơn giản vậy thôi nhưng rất hiệu quả đấy các mẹ ơi! Mẹ chỉ cần cho em bé bú thường xuyên và uống nhiều nước (chỉ bé trên 6 tháng mới được uống nước) là đờm nhớt sẽ nhanh chóng loãng ra và sạch hơn.

3. Thay đổi tư thế nằm của trẻ

Khi trẻ sơ sinh đang bị sổ mũi thở khò khè, mẹ nên sử dụng một chiếc gối cao hơn (không quá cao nhé vì đường cong ở cổ trẻ vẫn chưa hoàn thiện). Sau đó mẹ nên nghiêng người em bé sang một bên, trái hoặc phải. Dùng ngón trỏ và ngón cái day nhẹ 2 bên cánh mũi hoặc vuốt dọc sống mũi ngày 3 – 4 lần/ ngày.

4. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè vẫn cần được tắm bình thường

Nhiều mẹ cho rằng, trẻ sơ sinh bị sổ mũi và thở khò khè không nên tắm vì sẽ khiến vấn đề của con nặng hơn. Điều này không đúng. Em bé vẫn cần được tắm rửa, vệ sinh hàng ngày nhưng phải đúng cách.

Có thể thả vào nước tắm một vài lát gừng tươi sạch hoặc trong lúc đun nước tắm thì thả gừng vào. Nước gừng nóng có thể khiến mũi trẻ loãng ra, bé thở dễ chịu hơn.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho có đờm có nên tắm không? Cách tắm đúng ra sao?

5. Massage cho trẻ sổ mũi bằng tinh dầu

Nếu không có điều kiện mua đèn xông tinh dầu hàng ngày thì mẹ có thể thoa lên lòng bàn chân của bé một chút tinh dầu tràm, dầu khuynh diệp. Sau đó, massage mỗi bàn chân 1 phút và đi tất cho bé. Đồng thời, mẹ thoa tinh dầu lên ngực, bụng, lưng để làm ấm cơ thể cũng có tác dụng giảm tình trạng sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Massage bàn chân bằng tinh dầu 
Massage bàn chân bằng tinh dầu

Chú ý. Mẹ nên áp dụng tất cả những cách trên để đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ không gian sống, giữ ấm cho trẻ, ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe thì bệnh tật mới không có cơ hội xuất hiện. Nhớ dùng quạt và điều hòa đúng cách cho bé, đừng để gió quạt hay điều hòa chĩa thẳng vào con. 

Nếu thấy trẻ sơ sinh sổ mũi nhiều, kèm các biểu hiện bất thường như ho kéo dài, sốt, bỏ bú, quấy khóc hãy cho con đi khám để điều trị kịp thời. Đừng áp dụng các mẹo dân gian chữa sổ mũi như nhỏ nước lá cây, bôi đắp… chẳng những không khỏi mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn mẹ nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.