Trẻ sơ sinh bú lắc nhắc phải làm sao? Từ nguyên nhân đến giải pháp

0 2.269

Trẻ sơ sinh bú lắc nhắc là tình trạng rất nhiều mẹ có thể gặp phải. Bé bú “chơi bời” 1 vài phút rồi lại nhả vú, nhanh no, nhanh đói. Vậy trẻ sơ sinh bú lắc nhắc phải làm sao để khắc phục? Cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh bú lắc nhắc là tình trạng rất nhiều mẹ có thể gặp phải

Trẻ sơ sinh bú lắc nhắc là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Các chuyên gia khuyến cáo trẻ sơ sinh phải được bú mẹ ít nhất mỗi 2 – 3 giờ, và bé nên được bú ít nhất 10 phút cho mỗi bên, tổng cộng là 20 phút/lần bú. Đối với những trẻ lớn hơn, quen với việc bú mút, lực mút của bé cũng khỏe hơn thì chỉ cần 5 – 10 phút là bú no.

Theo đó, trẻ sơ sinh bú lắc nhắc là đòi bú liên tục, nhưng mỗi lần chỉ bú vài phút, 5 – 10 phút. Bú chưa no đã nhả vú mẹ ra, sau đó ngủ thiếp đi hoặc chơi tiếp, không chịu bú nữa. 

Việc trẻ bú lắc nhắc gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé:

– Đối với mẹ: Lúc nào cũng phải ở cạnh bé, không thể tập trung làm được những việc khác. Ban đêm bé cũng có thể tỉnh liên tục để đòi bú, khiến mẹ ngủ không sâu giấc, thậm chí mất ngủ cả đêm. Từ đó, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngực mẹ cũng sẽ bị căng sữa, trở nên đau nhức, giảm chất lượng sữa khi trẻ sơ sinh bú lắc nhắc. 

– Đối với bé: Trẻ sơ sinh bú lắc nhắc thường chỉ bú trong mấy phút đầu, sữa thường loãng, ít chất dinh dưỡng. Bé còi cọc, chậm lên cân. Ngủ cũng không sâu giấc do bú không no. 

Trẻ sơ sinh bú lắc nhắc là như thế nào?
Trẻ sơ sinh bú lắc nhắc ảnh hưởng tới cả mẹ và bé

Vậy trẻ sơ sinh bú lắc nhắc phải làm sao?

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú lắc nhắc, mẹ có thể đưa ra những giải pháp khác nhau:

1. Mẹ cần đủ sữa cho con bú

Trẻ sơ sinh bú lắc nhắc có thể do sữa mẹ không đủ. Bé bú không ra sữa nên nhả vú theo quán tính. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách: Sau khi bé bú xong thì xoa ngực, nếu ngực mềm, nhão, bú không ra sữa thì chứng tỏ mẹ bị ít sữa.

Giải pháp: 

  • Mẹ nên thư giãn, thoải mái tinh thần, tránh thức khuya. 
  • Bên cạnh việc chăm sóc con cần tranh thủ thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. 
  • Chế độ dinh dưỡng cần đủ chất, bổ sung đa dạng các loại vitamin và khoáng chất từ thịt, cá, trứng, sữa… 
  • Trẻ sơ sinh bú lắc nhắc mẹ cũng cần kiên trì cho con bú để kích thích sữa về. 
  • Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo sử dụng Viên uống lợi sữa Mabio để tăng cường số lượng, chất lượng sữa. Đồng thời, phục hồi sức khỏe sau khi sinh.

 Mẹ cần đủ sữa cho con bú

2. Cho trẻ sơ sinh bú đúng tư thế

Bú sai tư thế không những khiến bé khó chịu mà còn là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú lắc nhắc. Bé cảm thấy khó nuốt, mỏi cổ hoặc phải dùng nhiều sức để bú, từ đó dẫn đến tình trạng chán vú mẹ, chỉ bú vài phút rồi nhả vú ra. 

Giải pháp: 

  • Mẹ nên cho bé bú đúng tư thế để cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái.
  • Không những tình trạng bé bú lắc nhắc được cải thiện mà bé còn bú ngoan hơn, 2 má của bé phồng lên, cằm chạm vú mẹ. Môi dưới của bé đưa ra ngoài, ngậm quầng vú bên dưới nhiều hơn bên trên.
  • Nên cho bé bú hết 1 bên bầu ngực rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo được bú hết lượng sữa béo, giàu dinh dưỡng tiết ra ở phần cuối. Đồng thời, tránh bị tức sữa. Nếu bé bú không hết, mẹ có thể dùng máy hoặc dùng tay vắt ra để trữ sữa trong bình.

Cho trẻ sơ sinh bú đúng tư thế

3. Rèn luyện thói quen tốt để trẻ sơ sinh không bú lắc nhắc

Trẻ sơ sinh bú lắc nhắc 1 phần cũng do những thói quen xấu của mẹ. Mỗi lần bé quấy khóc đều dùng bầu sữa để “dụ” bé. Hoặc khi bé chưa đói đã cho bú. Từ đó, khiến trẻ hình thành thói quen bú chơi bời, bú chưa no đã nhả vú.

Giải pháp: 

  • Nên để bé đói hẳn mới cho bú. Xem thêm: Dấu hiệu trẻ bị đói, cần được bú.
  • Không trêu đùa khi bé bú, làm bé mất tập trung.
  • Bé quấy khóc vì lý do hờn dỗi vu vơ, khó chịu thì cần dùng cách khác để xử lý, không hình thành thói quen cứ khóc là cho bú. 

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi trẻ sơ sinh bú lắc nhắc phải làm sao. Các mẹ cần bình tĩnh tìm ra nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời, tránh kéo dài ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Trường hợp trẻ bú lắc nhắc thường xuyên, không cải thiện được thì cần cho bé đi khám xem có bị các vấn đề về răng miệng hay lưỡi không. Chúc các mẹ luôn khỏe để chăm sóc thật tốt bé yêu của mình!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.