Trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn phải làm sao? Cách chữa cho bé

0 215

Trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn là cách gọi dân gian để chỉ một em bé bị rụng tóc ở đằng sau gáy tạo thành hình vành chiếc mũ. Lớp tóc này có thể là tóc máu hoặc tóc đã cắt nhiều lần. Vậy phải xử lý thế nào khi bé rụng tóc vành khăn? Có nhất thiết phải bổ sung canxi, vitamin D như nhiều người vẫn nghĩ? Chúng ta hãy cùng làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Trẻ bị rụng tóc vành khăn
Trẻ bị rụng tóc vành khăn

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn?

Khi thấy một em bé bị rụng tóc tạo thành hình vành một chiếc mũ phía sau đầu nhiều người gọi đây là rụng tóc vành khăn hay rụng tóc máu ở trẻ sơ sinh. Là hiện tượng rất phổ biến ở những em bé từ 0 – 12 tháng tuổi. 

Lý giải của các bác sĩ về hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh chính là do tư thế nằm của bé. Khi còn nhỏ (nhất là dưới 6 tháng tuổi) thời gian chính của bé là ăn và ngủ, với việc nằm ở một tư thế quá lâu như vậy sẽ làm cho chân tóc của bé yếu đi, chưa thể mọc ngay được và hiện tượng này sẽ được khắc phục khi trẻ lớn hơn.

Mặc dù vậy, trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn cũng không ngoại trừ khả năng trẻ thiếu canxi, vitamin D, thường kèm theo những biểu hiện dưới đây:

– Hay đổ mồ hôi, giật mình về đêm.

– Trẻ hay quấy khóc mà không rõ nguyên nhân.

– Thóp trẻ rộng, phập phồng theo nhịp thở và lâu đầy.

– Đầu và trán cảm giác như có bướu nhô ra. Đầu trẻ thường “méo mó” mà không tròn đều.

– Các mốc phát triển của bé chậm hơn so với trẻ khác. Chậm lật, bò, chậm mọc răng…

– Trẻ thường xuyên bị táo bón.

Nhìn chung, khi thấy bé rụng tóc máu hình vành khăn, các ông bố bà mẹ đừng quy chụp là do con đang bị thiếu canxi. Cần phải theo dõi kỹ hơn hoặc làm các xét nghiệm, nếu thiếu mới cần bổ sung.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh thiếu canxi như thế nào được xem là nghiêm trọng?

Vậy trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn phải làm sao?

Như đã chia sẻ ở trên, rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh đa phần là do tư thế nằm của bé nhưng cũng có thể là do trẻ đang bị thiếu canxi. Do vậy, những cách khắc phục trong từng trường hợp cụ thể như sau:

Trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn do tư thế nằm

Đa phần trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn là do tư thế nằm
Đa phần trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn là do tư thế nằm

Đồng ý là khi còn nhỏ trẻ chỉ có ăn và ngủ thì đương nhiên là sẽ phải nằm nhiều nhất. Tuy nhiên, các mẹ có thể áp dụng quy tắc: khi ngủ nằm ngửa còn thức sẽ cho trẻ nằm sấp.

Lưu ý là chỉ khi nào trẻ thức và với sự giám sát của người lớn thì mới nên cho trẻ nằm sấp. Cách này không những thay đổi tư thế nằm cho con mà còn giúp bé yêu sớm nhận biết về thế giới xung quanh, nhanh phát triển các kỹ năng khác nữa.

Trong 1 năm đầu đời, việc sử dụng gối cho trẻ sơ sinh cần hết sức thận trọng. Vì đường cong sinh lý ở cổ gáy của bé chưa phát triển nên mẹ chỉ nên dùng một tấm vải mỏng mềm để kê đầu cho bé. Không nên kê gối quá cao, không nên sử dụng gối định hình đầu cho bé.

Mẹ có thể chơi hoặc nằm đổi sang hai bên để em bé có thể quay về nhiều phía. Như vậy thì tư thế nằm của bé cũng được thay đổi tốt hơn.

>>Xem thêm: 3 Tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh giúp con ngoan giấc và phát triển

Đối với bé rụng tóc là do thiếu canxi

Thiếu canxi cũng dẫn tới rụng tóc vành khăn ở trẻ
Thiếu canxi cũng dẫn tới rụng tóc vành khăn ở trẻ

Theo các bác sĩ nhi khoa, thiếu hay thừa canxi đều có tác hại như nhau. Vì thế, nếu nghi ngờ trẻ rụng tóc vành khăn do thiếu canxi thì trước tiên cha mẹ cần cho bé đi xét nghiệm để bác sĩ chẩn đoán xem có bị thiếu không.

Nếu như trẻ thiếu thì bắt buộc phải dùng thêm cả vitamin D – Bộ đôi này luôn đi liền với nhau. Thiếu vitamin D thì canxi cũng không thể tổng hợp được.

Ngoài cách này thì việc bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng, cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm thường xuyên của các ông bố, bà mẹ, bất kể là bé có đang thiếu canxi hay không. Xem thêm cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY.

Nên tắm nắng có bé thường xuyên
Nên tắm nắng có bé thường xuyên

Nhìn chung, trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn đa phần là hiện tượng sinh lý bình thường chứ không phải bệnh lý còi xương, thiếu canxi như nhiều người vẫn nghĩ. Song phụ huynh cũng cần phải chú ý tới những biểu hiện của trẻ và cho con đi khám dinh dưỡng định kỳ để kiểm tra xem có thiếu chất hay không. Tuyệt đối không nên bổ sung “bừa bãi” ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.