Trẻ sơ sinh thay da, da bong tróc dùng những cách này xử lý ngay

0 307

Tẻ sơ sinh thay da, da bong tróc khô sần, nổi bông sữa… là những tình trạng khiến cho mẹ vô cùng hoang mang lo lắng. Làn da của trẻ vô cùng non nớt, bất cứ tổn thương nào cũng khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, đau nhức. Vậy, nguyên nhân nào khiến cho tình trạng thay da này xuất hiện?

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh thay da sinh lý – rất nhiều bé gặp phải

Trẻ sơ sinh thay da là như thế nào?

Trong vài tuần đầu sau sinh, làn da của trẻ có những thay đổi rất lớn. Da của trẻ có thể chuyển màu đậm hơn/ nhạt hơn, tóc thay đổi màu sắc, da bong tróc… Vì thế, da trẻ sơ sinh bị bong tróc được coi là một hiện tượng bình thường.

Trong quá trình nằm trong bụng mẹ, làn da mỏng manh của trẻ được bao bọc bởi một lớn sáp màu trắng, lớp này được gọi là vernix caseosa. Nó chính là lớp áo sinh học giúp bảo vệ da của trẻ trong môi trường nước ối.

Khi trẻ chào đời, lớp vernix caseosa được lau sạch và biến mất. Với những trẻ chưa thể thích nghi ngay được môi trường bên ngoài thì sẽ gặp phải tình trạng thay da.

Những trẻ sinh trên 40 tuần dễ gặp tình tình trạng này hơn vì lớp vernix caseosa tồn tại trên da trong thời gian lâu hơn.

Bong tróc da sinh lý là như thế nào?
Trẻ bị bong tróc da sinh lý

Hướng khắc phục khi trẻ sơ sinh thay da sinh lý

Da trẻ sơ sinh bị khô sần do nguyên nhân này thường không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ và nó hoàn toàn có thể biến mất mà không cần phải can thiệp biện pháp nào. Nhưng, nếu mẹ muốn nhanh chóng cải thiện có thể áp dụng một số cách sau đây:

– Bắt buộc cần cho trẻ bú đủ cữ, nó không chỉ giải quyết vấn đề giúp trẻ no bụng mà còn giảm khô da hiệu quả.

– Trẻ sơ sinh thay da nên được tắm bằng nước ấm và chỉ tắm nhanh khoảng 5 phút. Khi tắm bằng nước có nhiệt độ càng cao thì da trẻ sẽ rất nhanh mất đi độ ẩm cũng như lớp dầu tự nhiên.

– Dùng kem dưỡng ẩm cho bé: Có những loại kem dưỡng ẩm được sản xuất dành riêng cho da trẻ sơ sinh, chúng có thành phần tự nhiên khá an toàn.

– Giặt đồ của trẻ hạn chế hóa chất vì có thể khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn.

3 Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị bong tróc mẹ chớ chủ quan!

Trẻ bị chàm da

Da trẻ sơ sinh nổi bông sữa hay bong tróc hàn toàn có thể do tình trạng chàm da gây nên. Da trẻ gặp phải một số biểu hiện như: mẩn đỏ, ngứa, bong tróc. Ngay sau khi sinh tình trạng này thường khó xuất hiện luôn nhưng hoàn toàn có thể hình thành và phát triển sau một thời gian.

Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể gây nên tình trạng ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ.

Trẻ bị chàm da
Chàm da là bệnh lý khá phổ biến với trẻ

Trẻ bị bệnh vảy cá

Trẻ hoàn toàn có thể bị thay da nếu như mắc bệnh vảy cá. Bệnh lý này sẽ khiến cho da bé bị nổi vảy và bong tróc từng mảng.

Thông qua việc thăm khám lâm sàng hoặc cũng có thể dựa vào tiền sử của gia đình có thể chẩn đoán.

Bệnh vảy cá đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để. Nhưng, một số phương pháp có thể làm cho da của trẻ dịu hơn cũng như trẻ được dễ chịu.

Trẻ bị hội chứng bong tróc da do tụ cầu

Hội chứng thay da do tụ cầu hay còn gọi là Staphylococcal scalded skin syndrome (SSSS). Đây là một loại bệnh nhiễm trùng da cấp tính gây nên. 

Triệu chứng điển hình của bệnh là da bong tróc, có vảy, phồng đỏ có nước bên trong. Bệnh này khá nghiêm trọng với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Bệnh do sự xâm nhập vi khuẩn từ cơ thể mẹ trực tiếp sang quá trình chăm sóc bé, Tỉ lệ tử vong của bệnh rất thấp nhưng nếu không sớm phát hiện và kiểm soát thì hoàn toàn có thể bùng phát thành dịch.

Cách khắc phục khi da trẻ sơ sinh thay da ngay tại nhà

1. Tránh mất nước

Tránh mất nước
Hãy tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn khi trẻ thay da sinh lý

Khi bị mất nước không chỉ da người lớn mà đối với làn da mỏng manh của trẻ tình trạng có xu hướng nghiêm trọng hơn. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi nên tích cực cho bé bú mẹ, hoặc ăn đủ sữa công thức đối với trẻ bú bình.

Trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ cho bé uống thêm nước và ăn những loại trái cây dạng mềm. Tuy nhiên, mọi thứ nên được dừng ở mức độ hợp lý, lượng đường trong hoa quả quá cao có thể khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa.

2. Giảm thời gian tắm 

Tắm quá lâu khiến cho lượng dầu tự nhiên trên da của trẻ bị giảm sút. Mẹ cũng không cần tắm quá nhiều cho trẻ, trung bình mỗi tuần tắm 2 – 3 lần là đủ; không tắm với nước quá nóng khiến da trẻ khô hơn.

3. Cần giữ ẩm da cho trẻ

Cần giữ ẩm da cho trẻ
Sử dụng một số loại kem chống ẩm an toàn

Không khí với độ ẩm thấp cũng khiến cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh bị khô. Mẹ có thể đặt trong phòng chiếc khăn ẩm hoặc máy tạo độ ẩm giúp độ ẩm không khí được tăng lên.

Một số loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên cũng được khuyến khích sử dụng. Nhưng, không nên lạm dụng mẹ nhé!

4. Không dùng hóa chất tẩy rửa

Da của trẻ sơ sinh cực kì nhạy cảm, mẹ không nên dùng các loại hóa chất như: sữa tắm, xà bông tác động lên da trẻ có thể khiến cho tình trạng da bong tróc nghiêm trọng hơn. Mẹ có thể giặt khăn thật sạch, thay thế những loại bột giặt hóa học bằng loại ít kích ứng dành riêng cho làn da em bé.

Khi trẻ sơ sinh thay da mẹ không nên quá chủ quan, tìm hiểu nguyên nhân nào khiến cho trẻ gặp phải vấn đề đó để có hướng điều trị phù hợp mẹ nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.