Trẻ sơ sinh ngủ vặn mình nhiều có sao không? Mách mẹ cách trị

0 3.023

Trẻ sơ sinh vặn hay oằn mình nhiều khi ngủ là một trong những từ khóa được rất nhiều người quan tâm. Tại sao bé lại có những biểu hiện này và bao giờ trẻ hết vặn mình? Mẹ quan tâm tới chủ đề này hãy cùng Mebeaz tìm hiểu ngay sau đây.

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ là hiện tượng rất phổ biến
Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ là hiện tượng rất phổ biến

Lý giải vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng sinh lý hết sức tự nhiên. Thông thường trẻ sẽ vặn mình đến đỏ mặt, đỏ tai, rặn è è nhưng tình trạng này chỉ diễn ra trong khoảng 2 – 3 phút rồi lại hết. 

Tuy nhiên rất nhiều ông bố bà mẹ vẫn tỏ ra lo lắng trước những cơn oằn mình của bé mà chưa biết nguyên nhân vì sao?

Lý giải cho vấn đề này, theo các bác sĩ trẻ sơ sinh luôn thay đổi và phát triển từng ngày cả về thể xác lẫn các yếu tố bên trong. Nếu như ở những đứa trẻ lớn hơn sự vận động thể hiện qua hành động như chạy lon ton, nhún nhảy,…thì ở trẻ sơ sinh vặn mình nhiều, quẫy đạp chân tay thường xuyên là biểu hiện cho thấy trẻ đang phát triển. Trẻ có thể vặn mình cả khi thức lẫn đang ngủ.

Bên cạnh đó những yếu tố như âm thanh kích thích, bé bị đói hoặc bú chưa đủ no, phòng ngủ quá lạnh hay quá nóng, tã bị ướt, phòng ngủ có ánh sáng mạnh… cũng khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình khó chịu. Vậy trẻ sơ sinh vặn mình nhiều có sao không, khi nào thì cha mẹ nên lo lắng. 

>>Xem thêm: 6 điển hình về dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú các mẹ cần chú ý

Khi nào trẻ sơ sinh vặn mình là dấu hiệu bất thường?

Trong khoảng 2 – 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh vặn mình nhiều kèm theo giật mình và quấy khóc. Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là điều bình thường nhưng trong một số trường hợp nó còn là dấu hiệu của một số bệnh mà cha mẹ cần hết sức lưu ý. 

Khi trẻ sơ sinh vặn, oằn mình đến đỏ mặt, tía tai, ngủ ít, hay bị giật mình thức giấc, cân nặng chậm tăng lên, tóc rụng hình vành khăn, nôn ói,… khả năng cao là trẻ đang bị thiếu canxi và vitamin D. Lúc này mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ và tìm cách tăng cường canxi cho trẻ.

Bé vặn mình nhiều khi ngủ có thể do thiếu canxi
Bé vặn mình nhiều khi ngủ có thể do thiếu canxi

Một số mẹo nhỏ chữa vặn mình cho bé

Từ những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình nhiều khi ngủ thì các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Các mẹ luôn quan sát giấc ngủ của bé, tập cho bé thói quen ngủ đầy đủ giấc hàng ngày.
  • Kiểm tra những yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ phòng ngủ, gối nằm có thoải mái không, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Đối với những gia đình có điều hòa thì lưu ý điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để bé có giấc ngủ thoải mái nhất. 
  • Khi cho trẻ bú phải đảm bảo bé được bú đủ no. Đồng thời luôn kiểm tra tã lót bé có bị ướt hay không. Giữ cho bé ở trạng thái sạch sẽ, thoải mái nhất.
  • Trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình nhiều khi ngủ kèm theo những triệu chứng cho thấy trẻ bị thiếu canxi hay vitamin D thì hãy tìm cách bổ sung. Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không tự ý quyết định mà nên đưa bé đi khám và nghe theo lời khuyên của bác sĩ. 
Bổ sung canxi cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Bổ sung canxi cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Cách an toàn và dễ thực hiện nhất để tăng cường vitamin D cho bé đó là chăm chỉ cho bé tắm nắng mỗi buổi sáng, cụ thể là khoảng thời gian trước 9h. Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa và hấp thu canxi một cách dễ dàng.

Khi nào trẻ sơ sinh hết vặn mình khi ngủ?

Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều khiến bé khó chịu, cha mẹ lo lắng vậy bao giờ trẻ sơ sinh hết vặn mình? Thông thường trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng tuổi trẻ sẽ vặn mình nhiều nhưng sang đến tháng thứ 4 tần suất bé vặn mình sẽ giảm xuống.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh có phải uống vitamin D? Bổ sung D3 cho bé đúng cách

Trẻ sẽ ít vặn mình hơn khi lớn lên
Trẻ sẽ ít vặn mình hơn khi lớn lên

Trẻ sẽ giảm những cơn vặn mình khi ngủ đủ giấc, nơi ngủ dễ chịu và thoải mái. Ngược lại nếu bé thiếu chất, tình trạng sức khỏe không tốt, thì tình trạng vặn mình sẽ kéo dài hơn.

Trên đây là một số thông tin giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh vặn mình nhiều khi ngủ có sao không. Hy vọng các mẹ bỉm sữa sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé yêu. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, chúc bé phát triển thông minh và toàn diện.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.