Cẩn thận: 12 vật dụng quen thuộc nhưng gây nguy hiểm cho trẻ
Trong nhà có rất nhiều vật dụng quen thuộc, tưởng chừng vô hại nhưng lại gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu để trẻ cầm nắm, nghịch ngợm có thể gây những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Mebeaz đã liệt kê 10 vật dụng trong nhà có thể gây nguy hiểm khôn lường cho trẻ. Cha mẹ hãy chú ý nhé!
Nội dung chính trong bài
1. Ổ điện, các thiết bị điện
Ổ điện, các thiết bị điện như: quạt, lò vi sóng, lò nướng… đều là những vật dụng quen thuộc trong nhà, tiện dụng với người lớn nhưng với trẻ nhỏ thì vô cùng nguy hiểm. Nếu không chú ý trông chừng, để trẻ tò mò, nghịch ngờm, sờ vào ổ điện hoặc nghịch các thiết bị điện thì rất có thể bị điện giật, nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Vì vậy, với những ổ điện ở vị trí thấp, trong tầm với của trẻ thì cha mẹ hãy ngắt điện sau khi sử dụng hoặc dùng khung nhựa để ốp vào. Tốt nhất, ổ điện nên để ở những vị trí mà trẻ không thể với tới hoặc nhìn thấy.
2. Phích nước nóng
Bỏng nước cũng là 1 trong những tai nạn thường gặp ở gia đình có trẻ nhỏ. Vì trẻ con vốn tính hiếu động, hay tò mò về những vật dụng xung quanh. Nếu vô ý để phích nước trong tầm nhìn của trẻ hoặc nơi trẻ có thể vin, với tới sẽ dẫn đến đổ, vỡ và trẻ sẽ bị bỏng.
Vì vậy, tốt nhất, hãy để phích ở trong khu vực nhà bếp và khóa cửa lại, không cho trẻ đi vào. Nếu không, hãy để ở nơi mà trẻ ít khi chơi đùa hoặc không thể nhìn thấy.
3. Dao, kéo
Dao, kéo là vật dụng gây nguy hiểm cho trẻ, khi trẻ nghịch phải, dẫn đến đứt tay, bị thương, chảy máu, hoặc trẻ sẽ làm hỏng những đồ vật khác. Do đó, cha mẹ cũng nên chú ý, không cho trẻ nghịch những vật dụng gây nguy hiểm này.
4. Cốc, chai lọ thủy tinh
Các loại cốc, chai, lọ thủy tinh dù có đựng nước hay không đều dễ gây nguy hiểm cho các bé. Trong quá trình sử dụng nếu bị rơi vỡ, để trẻ dẫm phải hoặc dọn không sạch sẽ gây nguy hiểm, nhất là với các bé đang tuổi tập bò, tập đi.
Vậy nên ba mẹ cần để các loại ly này ở trên cao, xa tầm với của các bé, hoặc có thể sử dụng cốc nhựa thay thế.
5. Tủ, kệ tivi
Trẻ em thường thích leo trèo, khám phá, vì vậy tủ, kệ tivi hay bất kỳ vât dụng gì có bệ để bước lên hoặc có chỗ để vịn vào đều thu hút sự chú ý của trẻ. Nếu tủ, kệ vững thì không sao, trường hợp tủ không chắc chắn, trẻ vin vào có thể gây đổ, đè lên người, khiến trẻ bị thương.
Vì vậy, để tránh nguy hiểm, cha mẹ cần cố định chắc các loại tủ, kệ trên bằng giá đỡ hoặc bản lề to để gắn vào tường.
6. Dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa
Các hóa chất tẩy rửa, vệ sinh bồn cầu… giúp đánh bay các vết bẩn, làm sạch nhà tắm, nhà vệ sinh nhưng lại chứa những thành phần hóa học có thể gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, nếu hít nhiều hoặc nuốt phải, có thể gây ngộ độc, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
Vì vậy, hãy để riêng những chai, lọ xà phòng hoặc chất tẩy rửa, để ngoài tầm với của trẻ để đảm bảo chúng không tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại.
7. Các vật dụng chứa nước
Những vật dụng chứa nước như: thau, chậu, bồn tắm… hoặc bể cá đều tiềm ẩn những mối nguy hiểm với trẻ nhỏ. Nếu trẻ nghịch ngợm và vô tình ngã xuống mà không có người lớn trông chừng cũng sẽ gây nguy hiểm.
Vì vậy, hãy đảm bảo luôn theo sát trẻ hoặc đóng cửa nhà tắm, nhà vệ sinh để trẻ không tự ý đi vào nghịch ngợm.
8. Mỹ phẩm
Các loại mỹ phẩm của mẹ như: kem dưỡng da, kem chống nắng, các loại serum, nước hoa… đều là những thứ dễ dàng thu hút sự tò mò của trẻ. Tuy nhiên, chúng lại chứa 1 số thành phần hóa học không tốt cho sức khỏe. Nếu vô tình nuốt phải có thể dẫn đến nguy hiểm, trẻ bị dị ứng hoặc ngộ độc (tùy vào lượng nuốt phải).
Do đó, hãy để gọn những loại mỹ phẩm của mẹ vào trong 1 cái hộp nhỏ và khóa chúng lại, tránh để trẻ chú ý và nghịch ngợm phải.
9. Các loại thuốc
Trẻ nhỏ có thể nhầm thuốc với những viên kẹo hoặc tò mò nên cho vào mồm, nhai, nuốt. Nếu nhai nuốt với lượng nhỏ có thể không nguy hiểm nhưng tiêu thụ với lượng lớn có thể dẫn đến đau bụng, đi ngoài, hoặc gặp các phản ứng phụ như sốt, co giật… thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Vì vậy, mỗi gia đình nên có 1 tủ thuốc hoặc hộp nhỏ để đựng thuốc, tránh để trẻ biến chúng thành đồ chơi. Với những trẻ lớn hơn, từ 3 – 4 tuổi trở lên, có thể dạy trẻ phân biệt giữa đồ chơi và thuốc để chúng không tùy tiện đem ra nghịch.
10. Các đồ vật nhỏ
Các đồ vật nhỏ như: pin, cúc áo, các loại khóa, móc nhỏ… đều tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Trẻ nghịch ngợm xong nuốt phải sẽ dẫn đến hóc, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.
Tốt nhất, không nên cho trẻ chơi những đồ vật có thể tháo, lắp hoặc chứa nhiều bộ phận nhỏ. Đảm bảo xung quanh trẻ không có những vật dụng nhỏ có thể nuốt.
11. Dây rèm cửa
Thực tế cũng đã có rất nhiều trường hợp trẻ nghịch ngợm và mắc kẹt vào dây rèm cửa, dây cuốn quanh cổ, khiến đường hô hấp và sự lưu thông máu bị chặn lại, dẫn đến nghẹt thở, thậm chí tử vong vì cha mẹ không phát hiện kịp thời.
Vì vậy, nếu sử dụng rèm cửa, hãy dùng loại dây kéo để không gây nguy hiểm cho trẻ. Đồng thời, không cho trẻ chơi gần khu vực này để tránh bị mắc phải.
12. Xe tập đi
Xe tập đi giúp trẻ nâng cao kỹ năng vận động, nhanh biết đi nhưng chúng chỉ an toàn khi có người lớn trông chừng, sẵn sàng hỗ trợ trẻ. Nếu cho trẻ ngồi vào mà không giám sát hoặc chủ quan, để trẻ tự đi thì sẽ gây nguy hiểm. Trẻ có thể đâm vào tường hoặc bất cứ đồ vật gì xung quanh chúng, khiến trẻ bị ngã, bị thương….
Vì vậy, hãy đảm bảo theo sát trẻ khi cho trẻ ngồi vào xe tập đi. Tuyệt đối không chủ quan, khiến trẻ gặp nguy hiểm.
Trên đây là những vật dụng vô cùng quen thuộc trong nhà nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho trẻ. Cha mẹ cần chú ý coi chừng, không cho trẻ tiếp xúc với những đồ dùng này để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra nhé!