Cảnh giác: 7 tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non

0 308

Trẻ mầm non đang ở độ tuổi nghịch ngợm, thích khám phá thế giới xung quanh, thậm chí đối mặt với nhiều nguy hiểm, gây thương tích cho chính bản thân. Đặc biệt, cha mẹ cần cảnh giác trước những tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non như: bị ngã, bị bỏng, đuối nước….

Nội dung chính trong bài

Mebeaz đã liệt kê 7 tai nạn thường gặp nhất:

1. Ngã

Trẻ đi học mầm non (thông thường từ 2 tuổi) tức là đã bắt đầu biết đi, nghịch ngợm, chưa biết đâu là nơi an toàn, thích lại gần khu bếp, hành lang, cửa sổ… leo trèo và bị ngã. Nếu nhẹ thì chỉ bị xây xát ngoài da, vết thương không đáng kể, nặng thì có thể trấn thương, ảnh hưởng não bộ, gãy tay, chân….

Cách phòng tránh: Cha mẹ cần trông chừng trẻ, không cho con chơi ở những khu vực nguy hiểm, gần cửa sổ, hành lang. Đặc biệt, chú ý an toàn cho trẻ khi sống ở trung cư để tránh những hậu quả đáng tiếc, ngã từ trung cư cao tầng xuống.

2. Bỏng

Lứa tuổi trẻ bị bỏng nhiều nhất là từ 1 – 5 tuổi, hàng năm ước tính có khoảng 8.000 – 10.000 trẻ bị bỏng ở các mức độ khác nhau. Do ở lứa tuổi này, trẻ rất hiếu động, thích khám phá xung quanh nhưng lại chưa ý thức được nguy cơ bị bỏng và chưa có khả năng tự phòng tránh. Trẻ thường bị bỏng nước nóng, thức ăn nóng, bỏng do nghịch lửa….

Cách phòng tránh: Trông chừng trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với những tác nhân có thể gây bỏng như: phích nước nóng, bếp gas, bật lửa…. Tốt nhất, tránh khu vực nhà bếp.

3. Tai nạn do hóc, sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp

Không chỉ hóc, sặc thức ăn, trẻ con hay bị ngạt thở do dị vật đường hô hấp vì tính hiếu động, thấy bất cứ thứ gì cũng cho vào miệng. Đặc biệt những đồ vật nhỏ, đồ chơi có kích thước bé, pin cúc áo, bi… Nếu không lấy được dị vật, trẻ có thể bị sốt, đau đầu, nôn trớ, thậm chí dẫn đến tử vong.

Cách phòng tránh:  Để mắt đến trẻ, để các vật có nguy cơ khiến trẻ bị hóc, sặc ra khỏi tầm với của trẻ, nhất là những đồ chơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

4. Đuối nước

Tỷ lệ trẻ em bị đuối nước, dẫn đến tử vong ngày càng tăng cao, đặc biệt là vào mùa hè. Nhất là khi bố mẹ lơ là, không trông chừng trẻ, để con nghịch ngợm gần những khu vực nguy hiểm như: ao, hồ, sông, suối…

Cách phòng tránh: Cho trẻ đi học kỹ năng bơi, đồng thời cần chú ý không cho trẻ chơi gần khu vực ao, hồ… Nếu đi bơi cần có sự giám sát của bố mẹ, hoặc bơi cùng bố mẹ.

5. Ngộ độc thức ăn

Trẻ mầm non cũng hay bị ngộ độc thức ăn do mẹ bắt đầu cho bé ăn theo chế độ của người lớn, bố mẹ ăn gì con ăn nấy. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn yếu, ăn thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc… trẻ dễ bị đau bụng, nôn mửa, phải nhập viện để điều trị.

Cách phòng tránh: Cho con ăn chín, uống sôi. Cân nhắc kỹ trước khi cho con ăn đồ ăn lạ, nếu thấy có biểu hiện dị ứng (nổi mẩn, nôn mửa…) cần dừng ngay lập tức.

6. Điện giật

Tai nạn do điện cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều trẻ tử vong, hầu hết do sự bất cẩn của cha mẹ khi sử dụng các thiết bị điện. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, chưa nhận thức được nguy hiểm, thích nghịch ngợm các thiết bị điện, ổ điện, đồ điện trong nhà… Chỉ cần cha mẹ lơ là, không dám sát, trẻ có thể gặp nguy hiểm, thậm chí mất mạng. 

Cách phòng tránh: Thực hiện nghiêm túc các quy tắc an toàn điện cho trẻ nhỏ.

7. Bị côn trùng đốt

Trẻ mải chơi đùa và vô tình chạm phải tổ ong, tổ kiến, hay môi trường không sạch sẽ… dẫn đến dị ứng, sưng tấy, ngứa ngáy, đau và quấy khóc. Vì vậy, chọn môi trường trong lành, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ chơi cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Cách phòng tránh: Cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, không nghịch ngợm gần những nơi bụi rậm, nhiều cây cối, có tổ ong, tổ kiến…

Tóm lại, trẻ mầm non đang ở tuổi thích nghịch ngợm, khám phá, có thể đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt để mắt đến trẻ, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.