8 Bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời mẹ không nên bỏ qua

0 617

Khi con bạn 2 tuổi đã biết mọi người xung quanh nói gì và hiểu chuyện, khá bướng bỉnh lại hay nhõng nhẽo. Tuy nhiên nếu nắm được 8 bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời thì cha mẹ sẽ đỡ vất vả hơn, đồng thời hình thành thói quen, thái độ cho trẻ ngay từ bé. Các mẹ cùng theo dõi xem tại sao ở độ tuổi này cần dạy trẻ nghe lời và bí quyết khiến trẻ nghe lời là gì nhé!

 

Nội dung chính trong bài

Tại sao cần dạy trẻ biết nghe lời từ khi còn 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi đã có sự thay đổi phát triển khác hẳn so với 1 tuổi hay hơn tuổi trước đó. Răng mọc gần hết, biết đi đứng chạy nhảy nhiều hơn. Một số gia đình đã cho con mình đi học lớp mẫu giáo. Vậy tại sao cần dạy trẻ biết nghe lời khi 2 tuổi mà không phải sớm hơn hay khi đến 3, 4 tuổi con đã thành thạo việc nói chuyện hơn?

2 tuổi là trẻ đã có thể hiểu được hầu hết những gì mọi người xung quanh nói và thậm chí học theo rất nhanh. Vì thế, ở độ tuổi này, cha mẹ có hành xử như thế nào tác động rất lớn đến hành động và thái độ của con. Trong độ tuổi này mẹ sẽ phải rèn nắn con thật tốt, phải phân biệt đúng – sai với con chứ không nên nuông chiều theo ý muốn, sở thích của con. 

Nếu như dạy trẻ sớm quá thì trẻ chưa thể giao tiếp với bố mẹ nên sẽ khó hiểu và thể hiện rõ tâm tư mong muốn của bản thân trẻ. Nếu dạy trẻ muộn quá thì cũng có lẽ là quá muộn khi việc hình thành thái độ cách cư xử của trẻ đã bắt đầu từ trước đó. 

8 Bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời mẹ không nên bỏ qua
Dạy trẻ nghe lời cha mẹ từ khi còn 2 tuổi

Độ tuổi này rất bướng bỉnh nhưng cũng rất nghe lời và biết sợ. Cho nên cha mẹ phải rèn rũa ngay từ đầu. Việc khiến trẻ nghe lời cần phải có phương pháp, sau đây là 8 bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời được tổng hợp từ nhiều nguồn, các mẹ có thể tham khảo và thử áp dụng nhé!

8 bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời

1. Dùng ánh mắt nghiêm nghị chứ không quát mắng khi con phạm lỗi

Độ tuổi này, con trẻ thường rất hiếu động và bướng bỉnh nên dễ mắc những sai lầm. Theo như thói quen của nhiều ông bố bà mẹ thì trước tiên đó là sự khó chịu, tức giận. Tuy nhiên, để dạy trẻ biết nghe lời thì bạn cần phải kiềm chế cảm xúc của mình. Không nên quát mắng, chỉ trích con khi con phạm lỗi vì có thể khiến con sợ và thu mình. 

Thay vào đó, cha mẹ hãy sử dụng ánh mắt nghiêm nghị, nói một cách rõ ràng với giọng điệu cương quyết và giải thích cho bé tác hại mà lỗi lầm đó gây ra. Đồng thời, phạt bé đứng im một chỗ để tự suy ngẫm về lỗi lầm của mình.

2. Khen ngợi ngay khi con ngoan

Bên cạnh những lúc con mắc sai lầm lại là những phút giây con ngoan ngoãn, biết điều mà cha mẹ cảm thấy con thật đáng yêu. Những lúc con làm một việc gì đúng đắn hay nghe lời cha mẹ thì hãy khen con luôn. Điều đó giúp con biết con đang làm tốt để con tiếp tục giữ thói quen ấy hoặc phát huy.

Mẹ có thể khen con từ những việc nhỏ nhất như bình thường không dọn dẹp dọn sau đó tự nhiên dọn dẹp ngăn nắp hay bình thường lười ăn nhưng được hôm tự giác ăn ngon lành,.. Những lời khen của cha mẹ sẽ càng làm con cố gắng hơn.

8 Bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời mẹ không nên bỏ qua
Lời khen sẽ giúp bé phát triển tốt hơn và nghe lời cha mẹ hơn

3. Không nên yêu cầu trẻ quá nhiều

Một trong 8 bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời đó là không nên yêu cầu con quá nhiều bởi vì con còn quá nhỏ, không thể tiếp thu hết nhiều yêu cầu cùng một lúc. Hay cùng 1 việc mà bạn nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần cũng khiến trẻ nghĩ rằng bạn đang cáu giận và sẽ tránh xa bạn mà không nghe lời, làm theo hoặc làm theo một cách miễn cưỡng. Như vậy là bạn đã thất bại trong việc dạy trẻ nghe lời mình.

4. Cho con quyền lựa chọn

Để dạy con nghe lời trước hết phải tôn trọng con vì thế hãy cho con quyền lựa chọn dù là hình phạt của con hay bất cứ thứ gì (trong mức cho phép của cha mẹ). Cha mẹ nên cho con 2 lựa chọn để con tự quyết định. Như vậy cũng là giúp con tự lập và có chính kiến, quan điểm riêng, từ đó con sẽ tôn trọng và nghe lời cha mẹ hơn.

5. Không nên mềm lòng

Khi bị phạt hay nhắc nhở, thường thì các bé sẽ ăn vạ hay khóc lóc. Tuy nhiên, cha mẹ không nên vì thương con mà mềm lòng trước những hành động đó của con. vì nó có thể vô tình xóa bỏ hết công cuộc dạy dỗ ở trên. Các chuyên gia nghiên cứu khuyên các mẹ sau khi mắng phạt con xong thì nên để con tự ngẫm 5 – 7 phút, sau đó mới nựng, bế bé.

6. Hướng dẫn con cụ thể

8 bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời không thể thiếu việc hướng dẫn con thật cụ thể. Khi bạn muốn bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi, hãy hướng dẫn con chứ con không tự nhiên biết làm những việc đó. Thay vì nói rằng “Chơi xong con phải cất đồ chơi” thì hãy nói là “Con hãy cất con siêu nhân vào giỏ đồ chơi đi”. Kèm theo đó là cha mẹ cần làm để cho bé thấy để bé ghi nhớ lần sau. 

Ở độ tuổi này, bé đang học hỏi rất nhiều thứ, chưa hiểu được hết ngôn ngữ nên cha mẹ cần làm và hướng dẫn bé cụ thể để bé làm theo. Hướng dẫn con vài lần hoặc nhiều lần như vậy, sau này mỗi khi nói chơi xong con phải dọn dẹp đồ chơi là bé sẽ tự hiểu phải cất ở đâu, để như thế nào.

8 Bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời mẹ không nên bỏ qua
Hướng dẫn con cụ thể để con có thể tự làm vào lần sau

7. Đứng vừa tầm với bé

Việc đứng vừa tầm với con sẽ giúp con cảm thấy cha mẹ như là một người bạn để có thể chia sẻ, nói chuyện. Nó cũng là một trong những điều mà cha mẹ tôn trọng bé. Khi bạn được bé chia sẻ mọi thứ thì bé sẽ dễ dàng nghe lời bạn hơn.

8. Nói đi đôi với làm

Nói đi đôi với làm đòi hỏi ngôn ngữ hay việc truyền tải thông điệp cho bé phải mạnh mẽ, rõ ràng, có ngữ điệu và hành động kèm theo. Câu nói có trọng lượng là phải đảm bảo việc nói đi đôi với làm, nó không phải là ra lệnh mà là yêu cầu. 

Ví dụ như khi nói: “Đến giờ đi ngủ rồi con” thì hãy kèm theo đó là hành động bế bé hoặc dắt bé vào phòng ngủ, sau đó tắt đèn. Như vậy, bé sẽ hiểu rằng việc này là bắt buộc, không thay đổi được và chắc chắn là nghe lời và làm theo ý bạn rồi.

8 Bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời mẹ không nên bỏ qua
Nói đi đôi với làm sẽ khiến bé dăm dắp nghe theo

8 bí quyết dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời mong rằng sẽ hữu ích với các mẹ trong việc dạy con. Chúc các mẹ thành công với phương pháp trên chúng tôi chia sẻ!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.