Trẻ sơ sinh bú kém, ít bú, không chịu bú mẹ vào ban đêm nên làm gì?

0 192

Bú mẹ là nhu cầu bản năng của mỗi trẻ sơ sinh. Có những thời điểm tự nhiên trẻ sơ sinh bú kém, ít bú hoặc không chịu bú mẹ, đặc biệt là ban đêm. Nhiều mẹ không rõ lý do và không biết phải làm như thế nào với con? Nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến con chậm tăng cân, dẫn đến suy dinh dưỡng, chắc hẳn là điều mẹ lo lắng nhất. Bài viết sau Mebeaz sẽ giúp các mẹ trả lời những câu hỏi trên!

Nội dung chính trong bài

Tại sao tự nhiên trẻ sơ sinh bú kém, không chịu bú đêm?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bỏ bú mẹ. Tìm được nguyên nhân chính xác sẽ giúp mẹ dễ dàng giải quyết vấn đề này. Các nguyên nhân có thể đến từ vấn đề sinh lý vốn có trong sự phát triển của trẻ; cũng có thể do một số bệnh lý hay một số nguyên nhân khác. 

Mẹ cùng kiểm chứng các nguyên nhân sau để tìm ra “thủ phạm” khiến trẻ sơ sinh ít bú nhé!

Nguyên nhân sinh lý

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ mà con cũng những biểu hiện khác thường, một trong số đó là tình trạng trẻ sơ sinh lười bú bất kể là ban ngày hay ban đêm.

Con đang trong tuần khủng hoảng

Dù ở độ tuổi nào thì trẻ cũng có những tuần khủng hoảng để phát triển các kĩ năng và tinh thần. Đây là bước để bé phát triển trí não và kĩ năng với những gì bé thấy bên ngoài.

Trẻ sơ sinh bú ít vì con đang trong tuần khủng hoảng

Ở giai đoạn này, con sẽ có các biểu hiện như bỏ bú, ít bú, không chịu bú vào ban đêm, bám mẹ khiến thời khóa biểu sinh hoạt trước đó bị đảo lộn.

Các tuần khủng hoảng của con vẫn bú mẹ, cụ thể dưới 2 tuổi thường rơi vào tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75.

Trẻ mọc răng

Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu mọc chiếc răng đầu tiên. Ở thời điểm này trẻ có thể dễ quấy khóc và bỏ ăn, thậm chí là sốt, khóc nhiều. Vì thế, bố mẹ cũng cần chú ý kiểm tra. Nếu là nguyên nhân này thì không cần quá lo lắng vì sẽ qua nhanh thôi.  

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý thì các bệnh lý sau cũng khiến trẻ sơ sinh bú kém:

Hệ thống tiêu hóa kém

Nếu bé đang bị bệnh về đường ruột thì cũng sẽ gây ra tình trạng bỏ bú, lười bú. Mẹ có thể kiểm tra xem bé có bị tiêu chảy hay táo bón, đau bụng và nôn trớ nhiều không,.. Nếu có các dấu hiệu này có thể con bị rối loạn tiêu hóa, co bóp dạ dày hoặc loạn khuẩn đường ruột,…

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi

Trẻ bị nấm lưỡi

Nấm Candida Albicans là nguyên nhân gây ra căn bệnh này và đây cũng là căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của bệnh này là lưỡi có nhiều vết loét nhỏ dưới lớp màng màu trắng sẽ gây khó chịu cho trẻ. Khi bị loang rộng sẽ khiến con bị đau, mất vị giác nên bỏ bú là chuyện bình thường.

Trẻ bị ho có đờm, nóng sốt

Khi con bị sốt, ốm, ho có đờm thì mẹ cũng sẽ cảm nhận và dễ nhận biết tình trạng này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến con bị bỏ bú mẹ.

Các nguyên nhân bên ngoài tác động

Ngoài các lý do trên thì trẻ sơ sinh ít bú cũng có thể là một trong số các nguyên nhân sau:

  • Các bữa ăn quá gần nhau khiến trẻ sơ sinh bú nhiều: Nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú cũng có thể do con ăn quá no, các bữa ăn dày đặc chưa thể tiêu hóa nên trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ. 
  • Sữa mẹ ít hơn bình thường: Nhiều khi mẹ không biết mình bị ít sữa, phải sau vài lần mẹ cho con bú mới nhận ra điều đó. Khi ít sữa con mút ti không ra cũng dẫn tới tình trạng bỏ bú và hầu hết khóc ré lên (cũng có bé không khóc). Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đòi bú thêm: 6 điển hình về dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú các mẹ cần chú ý
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh cũng ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ khiến trẻ không chịu bú.
  • Tư thế bú không đúng thường gặp ở chị em lần đầu làm mẹ, tư thế bú không đúng cách sẽ khiến con bị khó chịu và bỏ bú.

Trẻ sơ sinh ít bú vào ban đêm: Mẹ nên làm gì?

Nếu trẻ sơ sinh không chịu bú đêm mà vẫn bú ngày, tăng cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Nếu bé ít bú ngày và lười bú đêm thì mẹ kiểm tra nguyên nhân và thử khắc phục bằng các cách sau:

Đối với nguyên nhân sinh lý

Nếu tìm được nguyên nhân từ các vấn đề sinh lý bình thường của trẻ thì mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần thực hiện những cách để con cảm thấy bớt khó chịu hơn. Chẳng hạn:

Vui đùa với con tạo cảm giác thích thú và thân quen với mẹ
  • Vui đùa, nói chuyện với con nhiều hơn để con quên cảm giác khó chịu khi mọc răng.
  • Kiên nhẫn với con nếu con trong giai đoạn khủng hoảng vì con rất nhạy cảm và sẽ bị sợ, ảnh hưởng tâm lý nếu như bị mẹ quát mắng, khó chịu lại.

Đối với trẻ sơ sinh bú kém do bệnh lý

Trong trường hợp con bị nấm lưỡi, ho sốt, tiêu hóa kém,… mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc điều trị cho nhanh chóng, dứt điểm.

Nắm được thời gian ăn phù hợp với tuần tuổi để con không quá no hay quá đói

Nắm được thời gian ăn trong từng tuần tuổi sẽ giúp mẹ điều chỉnh cữ ăn của con và không khiến con bị đói hay quá no khi các bữa gần nhau. Cụ thể đối với trẻ sơ sinh đến 9 tháng, các cữ bú như sau: 

Cho con bú đúng cữ và đủ liều lượng
  • 0 – 5 tuần: Mỗi cữ bú cách nhau 3 giờ và mỗi cữ bú khá lâu từ 30 – 45 phút.
  • 5 – 8 tuần: Trẻ sơ sinh thường bú cách các bữa là 3,5 giờ, mỗi cữ sẽ bú từ 30 – 40 phút.
  • 8 tuần – 6 tháng: 4 giờ mẹ nên cho ăn một lần và mỗi lần từ 20 – 40 phút.
  • 6 – 9 tháng: Mẹ vẫn cho con con ăn 4 bữa, mỗi bữa cách 4 giờ, kể cả ăn dặm. Nên cho con bú trước khi ăn dặm để đảm bảo con có đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ. Việc ăn dặm không phải ăn lấy no mà là cách con nhận biết và làm quen với thức ăn.

Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh bú đêm không? Bú mấy lần? Nhiều hay ít hơn ngày?

Một số lưu ý cho mẹ khi trẻ sơ sinh bú kém

Khi trẻ sơ sinh ít bú chắc hẳn các mẹ rất lo lắng và sốt ruột, sợ con không lên cân nên thường mắc phải những sai lầm này. Đây là những sai lầm phổ biến khiến tình trạng nghiêm trọng hơn các mẹ nên chú ý:

Không nên ép con ăn

Trường hợp này gặp ở rất nhiều bà mẹ Việt với tâm lý sợ con thua kém cân nặng với những đứa trẻ khác hoặc sợ con bị đói. Vậy có nên ép trẻ sơ sinh bú?

Câu trả lời là KHÔNG.

Bởi vì càng ép con ăn khi con không muốn càng khiến con bỏ ăn và gây ám ảnh tâm lý với việc ăn. Điều này không tốt cho sự phát triển hiện tại và cả sau này của con.

Tránh căng thẳng, stress

Nhiều mẹ dễ bị căng thẳng, stress vì trẻ sơ sinh bú kém, không chịu bú mẹ vào ban đêm. Điều này chỉ càng làm cho tình trạng tiết sữa kém đi chứ không giải quyết được vấn đề gì. Bữa ăn của con là quan trọng nhưng cũng không nên quá áp lực mà hãy kiên nhẫn tìm ra nguyên nhân để có cách giải quyết kịp thời.

Ăn các loại thực phẩm gây mùi cho sữa

Nhiều khi mẹ ăn các loại thực phẩm nồng hay những gia vị gây mùi nặng như tiêu, ớt, tỏi,… mà không biết nó có thể làm thay đổi mùi vị sữa làm con lười bú. Vì thế, mẹ có thể thử ăn nhạt và không sử dụng thực phẩm, nguyên liệu như vậy vài ngày xem đây có phải nguyên nhân không.

 

Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp cho trẻ sơ sinh bú kém, ít bú, lười bú. Các mẹ không cần quá lo lắng mà hãy thử tìm ra nguyên nhân con bỏ bú là gì rồi áp dụng các giải pháp ở trên. Nếu qua nhiều ngày áp dụng mà con vẫn bú kém thì nên cho con đi kiểm tra tại bệnh viện và phòng khám để có cách giải quyết kịp thời.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.