Phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau khi sinh con phải làm sao? Chữa ở đâu?

0 21

Chứng trầm cảm sau khi sinh là căn bệnh khá nguy hiểm nếu như không được mẹ chữa trị kịp thời. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới em bé, sức khỏe và tinh thần người mẹ, thậm chí là tính mạng của bản thân và những người xung quanh. Cụ thể hội chứng này như thế nào? Cách chữa bệnh trầm cảm sau sinh ra sao? Ở đâu? Cách phòng tránh ra sao?… 

Các mẹ cùng theo dõi bài viết sau của Mebeaz để hiểu rõ hơn về căn bệnh này!

Trầm cảm sau sinh con là như thế nào?

Xem thêm:

Nội dung chính trong bài

Hội chứng bệnh trầm cảm sau khi sinh con

Khái niệm

Trầm cảm sau khi sinh là căn bệnh liên quan đến cảm xúc, suy nghĩ, cảm giác của các sản phụ sau sinh. Mức độ của trầm cảm sau sinh khá đa dạng nên việc nhận biết nhiều khi còn khó khăn. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả phụ nữ đang mang thai.

Trầm cảm sau sinh nhẹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, sức khỏe của người mẹ; nặng sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc con và cơ thể mệt mỏi, suy nhược; nghiêm trọng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng của chính người mẹ và những người xung quanh.

Vậy hội chứng trầm cảm sau sinh có những dấu hiệu nào để nhận biết, có phương pháp điều trị nào phù hợp tránh các hậu quả khôn lường.

Biểu hiện hội chứng trầm cảm sau sinh 

Phát hiện các triệu chứng của bệnh càng sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Sau đây là một số dấu hiệu để các mẹ và người thân phát hiện bệnh sớm:

– Dễ buồn chán, dễ xúc động (tự nhiên khóc lóc cả ngày không rõ nguyên nhân) và hay cáu gắt.

– Suy nhược cơ thể sau sinh 2, 3 tháng ngay cả khi không làm gì nặng nhọc mà ăn uống vẫn đầy đủ.

– Không ngủ được ngay cả khi con không quấy khóc trong thời gian dài, sử dụng thuốc ngủ không có tác dụng.

– Thường xuất hiện cảm giác lo âu, bất an vì không chăm sóc được con, ngày càng stress, mệt mỏi.

– Cảm giác bi quan, bất lực mỗi khi con quấy khóc.

– Biểu hiện ám ảnh về bất cứ sự việc, con người nào đó có thể gây hại cho con nên không cho ai động vào con.

– Bi quan, nghĩ đến cái chết.

Biểu hiện buồn chán, mệt mỏi dễ thấy của bệnh trầm cảm nhẹ sau sinh

Chi tiết về từng biểu hiện của bệnh các mẹ có thể tham khảo bài viết: Đây mới chính là 6 biểu hiện của bệnh trầm cảm sau khi sinh!

Các yếu tố thúc đẩy bệnh trầm cảm sau khi sinh

Một số nguyên nhân sau sẽ làm chứng trầm cảm sau khi sinh phát triển mạnh hơn và nghiêm trọng hơn:

  • Tiền sử mắc bệnh trầm cảm
  • Tiền sử bị rối loạn lo âu
  • Có tâm lý lo sợ, sợ hãi trước khi sinh (ám ảnh về bạo hành gia đình, bị mất người thân,…)
  • Giảm trí nhớ và bị kém tập trung
  • Tiền sử lạm dụng rượu, bia
  • Yếu tố di truyền (chị, mẹ từng bị trầm cảm sau sinh)
  • Ngoài ra, các yếu tố gây trầm cảm nữa là vấn đề kinh tế, hay cãi vã với người thân.
Hội chứng bệnh trầm cảm sau khi sinh con
Cãi nhau với chồng hay người thân khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn

Trước khi sinh hãy xác nhận mình có nằm trong số các trường hợp trên không để có hướng giải quyết kịp thời. 

Điều trị trầm cảm sau sinh

Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng cách điều trị không quá phức tạp. Một số cách chữa trầm cảm sau sinh các mẹ có thể đọc để tham khảo:

Điều trị tâm lý

Hiện nay có rất nhiều trung tâm tư vấn tâm lý hoặc các mẹ có thể tới bệnh viện phụ sản để được bác sĩ tư vấn. Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì chỉ cần tư vấn tâm lý một thời gian là ổn định. Tình trạng bệnh nặng hơn cần kết hợp sử dụng thuốc kê đơn.

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết. Có bất cứ triệu chứng trầm cảm nào nên đi khám càng sớm càng tốt hoặc tìm bác sĩ điều trị tại nhà.

Một số loại thuốc ban đầu có thể được sử dụng như thuốc an thần, chống trầm cảm: Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs); thuốc điều hòa serotonin (Trazodon, Mirtazapin); t huốc ức chế tái hấp thu Serotonin-Norepinephrin (ví dụ desvenlafaxin, duloxetin, levomilnacipran, venlafaxin, vortioxetin); thuốc ức chế Monoamine Oxidase (MAOIs);……

Sử dụng thuốc chống trầm cảm sẽ có thể gây ra phản ứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, khô miệng, buồn ngủ, giảm khả năng tình dục,… Nếu trong 3 tháng sử dụng thuốc mà các triệu chứng không thuyên giảm thì cân nhắc lại việc sử dụng các loại thuốc này.

Hiểu được mình đang mắc bệnh

Đối mặt với thực tế rằng mình đang mắc bệnh là một cách để mẹ có thể ổn định tinh thần. Hiểu rõ vai trò của bản thân trong việc chữa bệnh, học cách thư giãn để giữ tâm trạng được vui vẻ, thoải mái. Hạn chế việc tranh thủ khi con ngủ để làm việc nhà mà hãy ngủ cùng con để 2 mẹ con vừa để gắn kết với nhau, vừa giúp mẹ sớm vượt qua giai đoạn trầm cảm.

Hỗ trợ từ gia đình

Không chỉ người bệnh mà người thân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hãy yêu thương, nhẹ nhàng và giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ để sản phụ không phải làm việc nặng nhọc, áp lực, quá mệt mỏi…. đặc biệt là người chồng.

Sự quan tâm, hỗ trợ từ người thân rất quan trọng để giúp việc điều trị nhanh chóng

Trên đây là những giới thiệu qua về hướng điều trị bệnh, để biết thêm chi tiết các mẹ có thể tham khảo cách tự chữa trầm cảm sau sinh ở bài viết trước đó của chúng tôi.  

Chữa bệnh trầm cảm sau sinh ở đâu?

Các mẹ có thể tham khảo một số bệnh viện sau chữa trầm cảm sau khi sinh:

Tại Thành phố Hồ chí Minh:

  • Chuyên khoa Tâm thần – Bệnh viện Tâm thần TPHCM
  • Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
  • Chuyên khoa Tâm thần, Bệnh viện FV (bệnh viện tư nhân lớn và uy tín tại TpHCM)

Tại Hà Nội:

  • Viện sức khỏe Tâm thần Quốc Gia – Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Tâm Thần Trung ương
  • Phòng khám Số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Khoa Tâm thần kinh  – Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Khoa Tâm thần– Bệnh viện Quân Y 103

Tránh trầm cảm sau sinh như thế nào?

Phòng tránh trầm cảm sau sinh là rất quan trọng để hạn chế nhất có thể nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

  • Giữ tinh thần thoải mái và sức khỏe tốt, kiểm soát được tình trạng tâm sinh lý của mình trong thời kỳ mang thai và có tiền sử trầm cảm trước đó.
  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản của phụ nữ trước và sau khi sinh.
  • Đối với người sinh con lần đầu thường dễ trầm cảm sau khi sinh hơn. Để tâm lý thoải mái thì các mẹ sau sinh nên chọn nơi sống phù hợp để tâm lý cũng thoải mái hơn.  
Phụ nữ phải luôn giữ tinh thần thoải mái để tránh trầm cảm sau khi sinh

Các câu hỏi thường gặp về bệnh trầm cảm sau sinh

Câu 1: Bệnh trầm cảm sau sinh thường gặp ở tháng thứ mấy?

Trả lời:

Theo thống kê thì tỷ lệ phụ nữ sau khi sinh dễ mắc trầm cảm nhất là từ khi mới sinh xong đến 12 tháng sau sinh.

Cụ thể:

  • Sau sinh 3 tháng đầu chiếm: 15%
  • Trong vòng 12 tháng: 25%

Vì thế, các mẹ và người nhà cần lưu ý tâm lý, sức khỏe của sản phụ trong quãng thời gian này nhé!

Câu 2: Bệnh trầm cảm sau khi sinh con nguy hiểm như thế nào?

Trả lời:

Như có nói ở trên, bệnh trầm cảm sau khi sinh rất nguy hiểm. Cụ thể:

  • Làm suy nhược cả về tinh thần và thể chất của người mẹ.
  • Ảnh hưởng đến việc chăm sóc con nhỏ khiến con không đảm bảo được tình yêu thương và chăm sóc tốt nhất từ người mẹ.
  • Có thể gây nguy hiểm cho con cái và những người xung quanh.

Câu 3: Có chữa khỏi được trầm cảm sau khi sinh không?

Trả lời:

Hội chứng trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể chữa được. Tùy vào mức độ của bệnh nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp nhất. Tuy nhiên hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào việc bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có kết hợp và thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sĩ khi điều trị tại nhà hay không.

Xem thêm các câu hỏi khác về bệnh trầm cảm sau sinh TẠI ĐÂY!

Một căn bệnh nguy hiểm cần phải có giải pháp phòng tránh và điều trị kịp thời. Trầm cảm sau khi sinh có thể gây nguy hại cho bản thân và xã hội. Khi xuất hiện dấu hiệu bất thường nào, các mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận dưới bài viết để được Mebeaz giải đáp sớm nhất nhé!

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.