Cho trẻ sơ sinh nằm võng như thế nào đảm bảo an toàn?

0 56

Trẻ sơ sinh nằm võng không đúng cách có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, não bộ, khả năng vận động… Vậy mẹ phải cho trẻ nằm võng như thế nào để đảm bảo an toàn? Cùng Mebeaz theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Cho trẻ sơ sinh nằm võng như thế nào đảm bảo an toàn?

Võng là vật dụng quen thuộc với nhiều gia đình, nhất là khi nhà có trẻ nhỏ. Những lúc mẹ bận rộn công việc hoặc ru bé ngủ, có thể đặt con vào võng. Chuyển động đung đưa của võng giúp bé cảm thấy như đang ở trong tử cung của mẹ nên sẽ an tâm hơn, làm dịu sự lo lắng, tạo môi trường thoải mái để con ngủ ngon hơn. 

Tuy nhiên, do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc mạnh có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ của trẻ. Hơn nữa, võng không phải mặt phẳng nên cột sống của trẻ không được nâng đỡ dễ bị cong, vẹo. Khả năng vận động cũng kém linh hoạt hơn nếu nằm võng thường xuyên.

Vì vậy, mẹ cần chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh khi nằm võng bằng cách thực hiện những lưu ý sau:

Thời gian cho trẻ nằm võng

– Không nên cho trẻ nằm hay ngủ võng quá sớm, khi chưa được 3 tháng.

– Chỉ cho trẻ nằm võng vào những giấc ngủ ngắn ban ngày. Không nằm ngủ suốt cả đêm. Khi bé đã ngủ say, mẹ tốt nhất cho con lên giường hoặc vào nôi để ngủ cho thoải mái. 

Cách cho trẻ nằm võng an toàn

– Kiểm tra khung võng, bề mặt võng và các phụ kiện kèm theo để đảm bảo an toàn cho trẻ khi nằm. 

– Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm hơi chéo so với chiều của võng để nâng đỡ vùng lưng của bé, không làm cột sống của bé bị cong theo chiều cong của võng.

– Không đặt gối, chăn hoặc đồ chơi mềm vào trong võng vì chúng có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ và quá nóng.

– Để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh khi nằm võng, không đu đưa võng quá lâu và quá mạnh để tránh gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé. Khi bé đã ngủ thì nên dừng hẳn võng lại. 

– Không cho phép anh chị lớn trèo vào võng em bé. Trẻ nhỏ có thể thích vào võng nằm cùng em nhưng trẻ không biết giữ thăng bằng và có thể gây nguy hiểm cho em bé.

– Để đảm bảo an toàn cho con, bạn có thể đặt dưới võng một tấm đệm. Nếu bé bị rơi ra ngoài, bé cũng đỡ bị đau hơn.

– Cho trẻ nằm võng không có nghĩa là mẹ được phép vắng mặt, làm những việc khác. Luôn để mắt đến trẻ. Nếu bận hãy tìm người trông chừng thay. 

Thiết kế võng

– Chọn loại vải võng thoáng mát, dễ tháo và dễ giặt, không treo phụ kiện như tua rua, chuông kim loại,… lên võng vì có thể khiến trẻ với tay gây té ngã hoặc ngậm vào miệng gây khó thở.

– Nên có dụng cụ chắn võng ngang để tránh trẻ bị lật võng hoặc té ngã trong khi ngủ.

– Luôn đảm bảo chiếc võng được treo ở một nơi chắc chắn, an toàn và cân bằng. Kiểm tra các dây buộc thường xuyên vì việc đung đưa võng liên tục có thể làm lỏng các nút thắt và sờn sợi dây buộc võng.

Tóm lại, khi cho trẻ nằm võng, mẹ cần chú ý về thời gian, không cho trẻ nằm quá lâu, không rung lắc mạnh, và chỉ nên cho trẻ nằm võng khi được trên 3 tháng. Hơn nữa, chỉ nằm đôi lúc, tốt nhất là cho bé nằm trên bề mặt chắc chắn như giường hoặc nôi, cũi.

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp mẹ nắm được kiến thức cơ bản khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào hay gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc bé, hãy để lại bình luận bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ, tư vấn miễn phí nhé!

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.