Mẹ có đang rửa mũi ĐÚNG CÁCH cho con chưa?

0 13

Rửa mũi là việc làm cần thiết cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm đúng, thậm chí phạm phải sai lầm khiến trẻ bị tổn thương, sợ hãi, khóc lóc. Vậy rửa mũi cho con như thế nào đúng cách? Cùng Mebeaz theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Rửa mũi cho con như thế nào đúng cách?

Rửa mũi là việc làm không quá xa lạ với các bà mẹ bỉm sữa nhưng hầu hết đều làm theo cảm tính và mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như: dùng xi lanh rửa mũi cho con, ép trẻ nằm xuống, khiến trẻ sợ hãi, gào khóc, thậm chí không cẩn thận, bơm xilanh mạnh quá sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi, khiến tình trạng nghẹt mũi kéo dài, viêm ngược tai giữa.

Vậy mẹ rửa mũi như thế nào đúng cách cho trẻ sơ sinh?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

– Để trẻ nằm xuống, đầu hơi nghiêng, nhẹ nhàng bóp 4-5 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi.

– Sau 1 – 2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. 

– Lặp lại thao tác mỗi khi trẻ sổ mũi. 

– Mỗi ngày nên rửa mũi cho con 3 – 4 lần để sạch dịch viêm.

Rửa mũi bằng bóng hút mũi

– Đặt bé nằm ngửa, mặt hướng lên trần nhà. Nhờ người giữa bé ở tư thế này hoặc quấn lại bằng khăn, giữ tay bé 2 bên hông

– Nhỏ vào một bên mũi bé 3 – 4 giọt nước muối ( hoặc theo chỉ định của bác sĩ ). Giữ bé ở tư thế này 1 phút.

– Trước khi đưa vòi hút vào mũi bé, bóp xẹp phần bóng bằng ngón cái

– Đưa đầu nhọn của vòi hút vào mũi bé một cách nhẹ nhàng đến khi bịt kín mũi bé.

– Buông nhẹ ngón cái để hút không khí vào lại trong bóng, lực hút sẽ kéo theo chất nhầy của mũi vào trong bóng.

– Lấy vòi hút ra khỏi mũi bé, bóp bóng đẩy bỏ chất nhầy mũi vào mẫu khăn giấy

– Lặp lại từ bước 3 đến bước 7 với bên mũi còn lại. Mỗi bên mũi cần được rửa nhiều lần để lấy sạch chất nhầy

– Lau sạch nhầy mũi bên ngoài quanh mũi bé bằng khăn giấy

– Vệ sinh và lau sạch bóng hút mũi bằng nước xà phòng ấm sau mỗi lần sử dụng.

Rửa mũi bằng bóng hút mũi cho trẻ

Một số lưu ý khi rửa mũi cho con

– Rửa mũi khi trẻ có hiện tượng khó thở, thở khò khè do chất nhầy.

– Không rửa mũi quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm. Ngày chỉ nên rửa 2 – 3 lần. 

– Quá trình rửa mũi cho trẻ sơ sinh nên diễn ra nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng ống bơm. Việc hút chất nhầy quá mạnh sẽ khiến các mô nhỏ bên trong mũi vỡ ra, dẫn đến chảy máu và làm cho tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.

– Người lớn phải vệ sinh tay kỹ lưỡng trước khi thực hiện quá trình làm sạch mũi cho bé bằng cách dùng xà phòng hoặc nước rửa tay khô.

– Nếu trẻ quá sợ hãi, quấy khóc khi rửa mũi thì mẹ nên dừng lại, vỗ về con rồi thử lại vào lúc khác.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh là một phương pháp hiệu quả giúp làm sạch, lấy hết đờm, chất nhầy khiến cho đường thở được thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý thực hiện đúng cách và cũng không nên lạm dụng quá nhiều có thể sẽ gây những tổn thương niêm mạc mũi và ảnh hưởng đến chức năng của vùng mũi – miệng, mẹ nhé!

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.