CẢNH BÁO: Phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín, coi chừng mất con

0 1.699

Có thai mà bị ngứa vùng kín là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Tuy nhiên, hầu hết đều tỏ ra hoang mang, lo lắng mà không biết cách làm sao để khắc phục, thậm chí nhiều người còn chủ quan không chữa trị dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, hại cả mẹ và bé.

Nếu cũng đang rơi vào tình trạng bị ngứa vùng kín khi có thai thì theo dõi ngay bài viết để tự cứu chính mình, bảo vệ con yêu các mẹ nhé!

Nội dung chính trong bài

Có thai mà bị ngứa vùng kín là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải.
Có thai mà bị ngứa vùng kín là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải

Điểm mặt một số nguyên nhân khiến phụ nữ có thai bị ngứa vùng kín

– Thay đổi nội tiết tố: Đây là “thủ phạm” hàng đầu khiến phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín. Hormone estrogen tiết ra mạnh khi mang thai, hình thành nhiều chất glycogen, chất này khiến vùng kín trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn sinh sôi, tấn công, gây ngứa ngáy, cảm giác khó chịu.

– Viêm âm đạo: Bà bầu có nguy cơ cao bị viêm âm đạo do “cô bé” ẩm ướt hơn, độ pH thay đổi (tính kiềm tăng lên), sức đề kháng của mẹ lại yếu, dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công. Vì vậy có thai mà bị ngứa vùng kín thì rất có thể âm đạo đang bị viêm nhiễm.

– Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Phụ nữ mang thai cũng không loại trừ khả năng bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: bệnh giang mai, lậu, Chlamydia, Herpes và Trichomonas… Biểu hiện của những bệnh này âm đạo ngứa ngáy, tiết dịch có mùi hôi, kích ứng, thậm chí đau nhức…

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi mang thai, cấu trúc của xương chậu thay đổi, bàng quang bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm. Vì vậy, phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín thì cũng có thể do đường tiết niệu bị nhiễm trùng.

– Một số thói quen chăm sóc “cô bé” không đúng cách như: mặc quần lót quá chật, mồ hôi ra nhiều, lười thay quần lót, lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, thụt rửa âm đạo quá sâu… cũng dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín khi có thai.

Phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín có thể do thay đổi nội tiết tố hoặc mắc các bệnh phụ khoa
Phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín có thể do thay đổi nội tiết tố hoặc mắc các bệnh phụ khoa

Phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín có nguy hiểm không?

Phụ nữ nói chung, đặc biệt là phụ nữ có thai nói riêng bị ngứa vùng kín sẽ gặp không ít rắc rối, bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tâm, sinh lý, thậm chí ảnh hưởng tới cả thai nhi trong bụng:

Phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín ảnh hưởng đến tâm, sinh lý

Cảm giác ngứa ngáy tại vùng kín sẽ khiến chị em tự ti, xấu hổ, luôn trong trạng thái bức bối, khó chịu. Buồn phiền, khổ sở vì “cô bé” có thể khiến chị em ám ảnh, từ đó ham muốn tình dục cũng suy giảm, không muốn gần gũi chồng, lạnh nhạt chuyện chăn gối.

Phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý

Như đã nói ở trên thì có thai mà bị ngứa vùng kín rất có thể do bệnh lý: viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây truyền qua đường tình dục… Tất cả những bệnh này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời đều có thể lây lan cho bạn tình hoặc gây viêm nhiễm sang phần phụ khác như buồng trứng, tử cung… biến chứng nguy hiểm khó lường.

Thai nhi cũng bị ảnh hưởng khi tình trạng ngứa vùng kín kéo dài

Bà bầu bị ngứa vùng kín do viêm nhiễm phụ khoa làm tăng nguy cơ rỉ ối dẫn đến sinh non, bé sinh ra có thể bị mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột… do vi khuẩn tấn công (trong trường hợp thai phụ sinh thường) hoặc bị lây nhiễm nấm từ mẹ. Thậm chí, nhiều trường hợp để vùng kín ngứa ngáy kéo dài, có thể gây nguy hiểm, dẫn đến sảy thai, thai chết lưu…

Thai nhi cũng bị ảnh hưởng khi tình trạng ngứa vùng kín kéo dài
Phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín có thể ảnh hưởng tới em bé, thậm chí gây sảy thai

Vậy có thai mà bị ngứa vùng kín: Các mẹ phải làm sao?

Phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được tư vấn, phát hiện nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời, tránh chủ quan để lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm.

Đồng thời, các mẹ chú ý tuân thủ một số điều sau:

– Hạn chế gãi vì nó chỉ khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn, âm đạo tổn thương nặng hơn.

– Phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A (cà rốt, khoai lang, bí, các loại rau màu xanh thẫm…), vitamin D (cá, trứng, sữa đậu nành…)…. hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn lên men, chất kích thích…

– Đồng thời uống tối thiếu 2 lít nước mỗi ngày.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng (không nên dùng nước muối tự pha vì không kiểm soát được nồng độ, chất lượng. Nên sử dụng sản phẩm pha sẵn của nhà sản xuất có uy tín) hoặc các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc chiết xuất tự nhiên. Hạn chế sử dụng những loại chứa nhiều hóa chất. Thao tác nhẹ nhàng, không thụt rửa âm đạo quá sâu.

– Mặc quần lót rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi để “cô bé” khô thoáng, giảm cảm giác ngứa ngáy.

Tóm lại, phụ nữ có thai mà bị ngứa vùng kín không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan vì nó có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý và gây biến chứng nguy hiểm, hại cả mẹ và bé, thậm chí gây sảy thai. Vì vậy, tốt nhất chị em nên đi khám bác sĩ và thay đổi thói quen sinh hoạt, chăm sóc “cô bé” đúng cách để sớm cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Nguồn: mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.