Dạy trẻ tập đi: Phương pháp hay kỹ năng? Mẹ cân nhắc điều gì?

0 42

Những bước đi đầu đời của con luôn là điều mong mỏi của bất cứ bậc làm cha mẹ nào. Hình ảnh đôi bàn chân bé xinh lon ton bước, những trượt ngã, tiếng khóc nhè và nụ cười khanh khách khi trẻ có thể ào vào lòng mẹ khiến ai cũng nhớ mãi. Nhưng, mẹ đã trang bị cho mình những phương pháp dạy trẻ tập đi chưa? Đừng bỏ qua bài viết để sau này phải dùng hai từ “biết thế” mẹ nhé!

Nội dung chính trong bài

Những dấu hiệu đầu đời khi trẻ muốn tập đi

Những dấu hiệu đầu đời khi trẻ muốn tập đi
Với mỗi trẻ khác nhau thời gian trẻ tập đi sẽ khác nhau

Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực Y tế, độ tuổi trung bình để một đứa trẻ có thể biết đi là 13 tháng. Nhưng trong thực tế, có những trẻ mới chỉ 9 – 10 tháng đã có thể tự bước đi; đồng thời có những trẻ 18 tháng mới có thể đi vững. Như vậy, mỗi một đứa trẻ sẽ tập đi ở những thời điểm khác nhau sao cho phù hợp với thể chất cũng như sự sẵn sàng của chúng.

Thông thường, 10 tháng tuổi chân tay của bé đã khá cứng cáp và hoàn toàn có thể chống tay đứng dậy, lúc này dấu hiệu trẻ tập đi sẽ khá rõ ràng. Tiếp đó, trẻ có thể đứng vịn vào ghế; điều quan trọng chính là tìm một điểm tựa để có thể tạo nên sự thăng bằng cho cơ thể. Không chỉ là ghế, bé hoàn toàn có thể vịn vào bất cứ thứ gì để đứng dậy.

Mỗi một bé có sự phát triển khác nhau. Nếu bé yêu của bạn chậm biết đi hơn so với những bạn khác thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Điều này chẳng liên quan gì tới việc bé của bạn kém không minh hơn hay không nhanh nhẹn. Chẳng qua, bé chưa sẵn sàng cho việc này mà thôi. Tuy nhiên, nếu 16 tháng bé vẫn chưa chịu đứng vịn thì mẹ có thể đưa bé tới các bệnh viện để thăm khám.

Mách mẹ cách hướng dẫn cho trẻ tập đi an toàn, hiệu quả!

Cho trẻ tập đi không giày

Cho trẻ tập đi không giày
Giai đoạn đầu mẹ nên cho trẻ tập đi không giày

Ngày con tập đi, bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng háo hức, mua cho con những đôi giày/ dép tập đi là điều ai cũng nghĩ tới. Nhưng, tốt nhất mẹ nên cho trẻ tập đi trên sàn mà không mang giày. Lúc này, chân con sẽ được tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà. Khi thấy con có thể đi vững thì mẹ mới nên cho con đi giày.

Việc chọn giày cũng là một “câu chuyện” rất đáng để bàn vì thực tế không phải đôi giày tập đi nào cũng tốt cho trẻ. Dưới 3 tuổi, đôi bàn chân của bé được cấu tạo với 70% sụn, chính vì thế, đây được đánh giá là giai đoạn có tiêu chí quyết định tới sự phát triển xương bàn chân trẻ về sau. Trẻ tập đi không đúng cách, mang giày không phù hợp thì chắc chắn sẽ khiến cho xương bị phát triển sai lệch, chân có thể bị bẹt, ngón chân búa, chân vòng kiềng hay móng chân mọc ngược vào trong. Mẹ tuyệt đối không được chủ quan!

Nâng đỡ nhẹ nhàng, không thúc giục

Đối với trẻ, trong bất cứ giai đoạn nào mẹ cũng không được sốt ruột. Vì thế, hướng dẫn cho trẻ tập đi cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Mẹ nên nhẹ nhàng và dạy trẻ từng chút một. Tuyệt đối không được sốt ruột kéo trẻ đi nhanh cũng như yêu cầu trẻ phải làm được như bạn mong muốn.

“Dục tốc bất đạt” do vậy nên hãy cố gắng đỡ bé bằng hai tay khi di chuyển trong nhà. Mỗi khi con té ngã hãy nhẹ nhàng dỗ dành để không tạo áp lực cho con. Rồi! Chắc chắn con bạn sẽ biết đi thôi mà!

Tập cho bé đứng nhiều hơn

– Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ như mặc quần áo hãy cho trẻ đứng để mặc. Điều này giúp cho cơ xương khớp chắc khỏe, giúp mẹ tạo tiền để dạy bé tập đi hiệu quả hơn.

– Hạn chế bế bé: Thay vì bế, mẹ có thể để cho bé có thể thỏa thích nằm hay ngồi. Bế bé nhiều sẽ hình thành nên những thói quen xấu và bé thường có xu hướng không thích đi.

– Cho trẻ tập vịn để đi trước: Có thể tập vịn bàn ghế, thành giường hay vịn tường trước khi tự tập đi.

Những lưu ý cần “bỏ túi” khi dạy trẻ tập đi – đừng bỏ sót dù là chi tiết nhỏ

Những lưu ý cần “bỏ túi” khi dạy trẻ tập đi - đừng bỏ sót dù là chi tiết nhỏ
Chọn cho trẻ chiếc xe đẩy phù hợp

Làm sao để trẻ tập đi thì mẹ đã có thể nắm được. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi dạy trẻ tập đi mẹ tuyệt đối không được bỏ qua:

– Tuyệt đối không được để trẻ tập đi một mình trên giường hay ghế sofa. Điều này hoàn toàn có thể gây nên những sự cố đáng tiếc như: bé ngã, trượt chân…

– Nên mua cho trẻ một chiếc xe đẩy loại tốt. Đây là “công cụ” hỗ trợ tuyệt vời trong quá trình tập đi của trẻ. Hãy chọn loại có tay vịn cũng như bảo vệ xung quanh để trẻ có được những điểm tựa vững vàng, bước đi chắc chắn và an toàn hơn.

– Mẹ có thể dắt bàn tay trẻ trong quá trình tập đi này. Ban đầu chỉ là một vài bước nhỏ rồi dần dần có thể tập nhiều hơn và bước xa hơn.

Về cơ bản, các phương pháp dạy trẻ tập đi không quá phức tạp nhưng điều quan trọng hơn cả chính là sự kiên trì và nhẫn nại để dạy trẻ. Vậy, nếu hỏi giữa PHƯƠNG PHÁPKỸ NĂNG thì có lẽ phương pháp là điều cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn khi trẻ trong giai đoạn tập đi này.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.