Mang thai đau xương mu do đâu? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

0 7.329

Mang thai đau xương mu vùng kín là vấn đề không hề hiếm gặp? Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là sao? Hãy cùng Mebeaz giải mã hiện tượng này ngay sau đây.

Nội dung chính trong bài

Xương mu là vùng xương thuộc xương chậu, khi mang thai bị đau âm ỉ vùng bẹn gần háng sát với phần trên của âm đạo là mẹ bầu đang bị đau xương mu. Những cơn đau này thường chỉ âm ỉ hoặc đôi khi cũng sẽ có cảm giác nhói đau và lan rộng ra cả bẹn, háng đến đùi quanh xương châu. 

Theo các bác sĩ đau xương mu vùng kín khi mang thai là hiện tượng không hề hiếm gặp và cũng là phản ứng bình thường của cơ thể. Mặc dù không ảnh hưởng tới thai nhi nhưng sẽ gây ra sự khó chịu, mệt mỏi cho bà bầu.

Mang thai đau xương mu vùng kín là hiện tượng không hiếm gặp
Mang thai đau xương mu vùng kín là hiện tượng không hiếm gặp

Thủ phạm của hiện tượng mang thai bị đau xương mu ở bà bầu

– Lượng hormone Progesterone tăng đột biến trong thai kỳ đặc biệt là thời gian từ tháng thứ 5 – 6. Đây là phản ứng bình thường giúp phần cơ bên dưới của bà bầu giãn ra chuẩn bị cho việc sinh em bé, nhưng cũng từ đó sẽ khiến cho các khớp xương quanh vùng chậu không còn săn chắc, bà bầu hoạt động trong thời gian này sẽ dẫn tới tình trạng đau xương mu.

– Thai nhi thay đổi vị trí: Vào những tháng cuối thai kỳ thai nhi dịch chuyển vị trí xuống gần âm đạo làm cho vùng xương ở khu vực này chịu áp lực đè nén, đồng thời khi thai nhi quay đầu cũng làm bà bầu dễ bị đau xương mu.

– Hiện tượng phù nề: Thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ ba, khi thai nhi càng tăng lên về kích thước, hệ tuần hoàn của mẹ phải hoạt động liên tục để cung cấp đủ máu cho em bé, điều này gây ra hiện tượng phù nề trong đó có đau xương mu vùng kín khi mang thai.

– Mang thai nhiều lần là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bà bầu bị đau xương mu, ở những lần mang thai tiếp theo các cơ thành bụng sẽ giãn ra khiến thai nhi ở vị trí thấp hơn so với lần mang thai đầu tiên từ đó làm tăng áp lực lên xương mu, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng với bà bầu đi lại cầu thang nhiều lần.

– Thai nhi to hoặc đa thai: Trọng lượng thai càng lớn sẽ khiến cho xương mu giữa háng phải gánh chịu áp lực nhiều hơn.

– Thai nhi đạp cũng là lý do mang thai bị đau xương mu vùng kín.

>>Xem thêm: Có thai bụng cứng hay mềm? Nguyên nhân do đâu?

Đau xương mu khi mang thai những tháng cuối có phải sắp sinh?

Ở những tháng cuối thai kỳ hiện tượng đau xương mu càng nặng hơn
Ở những tháng cuối thai kỳ hiện tượng đau xương mu càng nặng hơn

Thông thường, các bà bầu sẽ cảm thấy hiện tượng đau xương mu 3 tháng cuối thai kỳ diễn ra nặng hơn. Nguyên nhân như đã chia sẻ ở trên, xuất phát từ sự tăng lên về kích thước thai nhi, thai nhi quay đầu, đạp mạnh hoặc di chuyển…

Tuy nhiên, để biết được đau xương mu có phải là sắp sinh không các mẹ cần phải theo dõi thêm những triệu chứng sau:

– Từ tuần 37 trở đi nếu các cơn đau xuất hiện liên tục và kéo dài thì đó là dấu hiệu chuẩn bị sinh sớm.

– Khi các cơn đau âm ỉ ở xương mu chuyển thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung đồng thời dịch nhờn tiết ra nhiều hơn thì mẹ cũng nên vào viện khám ngay vì đây là dấu hiệu của việc sắp chuyển dạ.

>>Xem thêm: Hỏi – Đáp: Có thai 6 đến 8 tuần có bị đau bụng dưới không?

Cách chữa chứng đau xương mu khi mang thai

Để các cơn đau xương mu khi mang thai không trở nên khó chịu, bà bầu nên làm một số cách sau cải thiện:

Hỏi bác sĩ khi dùng đai hỗ trợ
Hỏi bác sĩ khi dùng đai hỗ trợ

– Chị em cần giảm áp lực lên xương háng bằng cách dùng đai hỗ trợ cho vùng bụng để giảm trọng lượng đè lên khớp mu.

– Không nên đứng quá lâu ở cùng một tư thế, đặc biệt là không nên đứng một chân

– Khi ngồi không nên khom lưng hoặc ngả về phía trước, có thể đặt một chiếc gối mềm phía sau đề tựa lưng, không nên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi xổm.

– Khi ngủ nên nghiêng sang trái, phần chân và hông hơi cong, nên dùng gối ôm chữ U để hỗ trợ sẽ cải thiện được tình trạng mỏi lưng, đau xương mu.

– Chọn những loại giày dép thoải mái nhất, chỉ nên đi giày đế bằng và không đi giày cao gót.

– Vận động, tập thể dục hàng ngày là cách cải thiện tình trạng mang thai bị đau xương mu.

– Dinh dưỡng thời kỳ mang thai rất quan trọng. Ngoài việc ăn uống đủ chất, các bà bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi như đậu, trứng, sữa rau xanh… sẽ cải thiện được tình trạng đau xương mu khi mang thai.

– Tuyệt đối không được dùng thuốc giảm đau nến chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mang thai đau xương mu vùng kín là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên nó sẽ gây ra sự khó chịu cho chị em trong thời gian này. Hy vọng, với những thông tin Mebeaz.com cung cấp sẽ giúp các bà bầu cải thiện được vấn đề của mình.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 3]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.