Mẹ sau khi sinh ăn sầu riêng có nên không? Cẩn thận điều gì?

0 8.501

Sầu riêng được biết đến là một loại quả giàu dinh dưỡng, thơm ngon và có mùi vị đặc trưng. Điều rất nhiều mẹ sau sinh quan tâm chính là, sau khi sinh ăn sầu riêng có được không? Liệu mùi sầu riêng có ám vào sữa mẹ và ảnh hưởng khi bé bú? Cùng Mebeaz đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó ngay sau đây nhé!

Nội dung chính trong bài

Những đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của sầu riêng mẹ đã biết?

Trước khi trả lời câu hỏi sau khi sinh ăn sầu riêng có được không, cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của loại quả được mệnh danh “ông vua của các loại hoa quả” này nhé!

– Một loại quả giàu dinh dưỡng

Sầu riêng là một trong những loại quả có hàm lượng đường và giá trị dinh dưỡng hàng đầu hiện nay. Hàm lượng dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin: A, C, B6, canxi, protein, sắt, chất xơ… Vị ngọt sắc với lượng đường cao hấp dẫn rất nhiều người.

Sầu riêng là loại quả rất giàu giá trị dinh dưỡng

– Một loại quả nặng mùi

Mùi của sầu riêng xuất phát từ thành phần phức tạp của nó, bao gồm: methanethiol (mùi bắp cải chua), hydrogen sulfide (mùi trứng thối), ethyl cinnamate (mùi mật ong), acetaldehyde (mùi trái cây), furaneol (mùi caramen), và mùi súp được tạo nên từ một số chất khác.

Những người không quen mùi sẽ cảm thấy sầu riêng có mùi thối, khó chịu tới nỗi buồn nôn. Nhưng, khi đã ăn quen, mọi người sẽ cảm thấy thương thơm này khá đặc trưng và quyến rũ.

– Ăn sầu riêng khá “nóng”

Sầu riêng là loại quả có vị ngọt, tính nóng; mùa chín lại là mùa hè nên ăn sầu riêng đã nóng lại càng thêm nóng hơn.

Mẹ sau khi sinh ăn sầu riêng có nên không?

Sầu riêng dù là một loại quả ngọt đậm và giàu dinh dưỡng, nhưng mẹ sau sinh không nên ăn sầu riêng. Sở dĩ như vậy vì:

– Hàm lượng đường trong sầu riêng rất cao, nhưng vị ngọt sắc của nó lại không hề có lợi cho mẹ sau sinh. Sau khi sinh ăn sầu riêng có thể khiến mẹ bị tiểu đường, các vết thương cũng lâu lành hơn. Không chỉ vậy, việc ăn nhiều sầu riêng có thể dẫn tới tình trạng tăng cân mất kiểm soát.

– Ăn sầu riêng rất nóng. Do đó, mẹ sau sinh ăn loại quả này có thể gặp phải tình trạng đầy hơi, khó chịu.

– Khiến bé nổi mụn: Sau khi sinh ăn sầu riêng khiến cho mẹ sinh nhiệt và nóng trong. Điều này khiến cho mẹ rất dễ bị nổi mụn hay bị nhiệt miệng, khó tiêu, đầy bụng. Theo sữa mẹ, sức nóng của sầu riêng cũng khiến cho cơ thể trẻ bị nóng theo và rất dễ nổi mụn, quấy khóc.

Mặc dù nhiều dinh dưỡng và thơm ngon nhưng mẹ sau sinh không nên ăn sầu riêng

– Lượng calo mà sầu riêng cung cấp rất cao: 147 cal/ 100g. Vậy nên, việc giảm cân sau sinh của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu sầu riêng là món khoái khẩu của mẹ.

– Mẹ bị suy thận nếu ăn sầu riêng có thể gây tử vong. Lượng kali trong 100g sầu là 436mg. Kali có thể giúp cho xương chắc khỏe, tốt cho hệ xương khớp của mẹ nhưng nếu mẹ bị suy thận thì lại là một loại chất độc. Ăn một bữa sầu riêng hoàn toàn có thể khiến cho nồng độ kali trong máu vượt 6,5 mmol/l; lúc này tim có thể bị loạn nhịp và gây tử vong.

– Ăn sầu riêng không nên kết hợp với đồ uống có cồn. Độ nóng của cồn và sầu riêng khi kết hợp với nhau sẽ khiến cho nhịp tim đập nhanh hơn cũng như chất lưu huỳnh còn gây ức chế hoạt động của các enzym phân hủy và khiến cơ thể bị nhiễm độc.

   >>> Thay vì sầu riêng: Mẹ sau sinh ăn dưa lê: không chỉ bổ dưỡng còn đẹp da, giảm béo

Liệu sau khi sinh ăn sầu riêng sữa có bị ám mùi?

Hỏi: Em rất mê và thèm sầu riêng; hôm nay là 6 tuần sau sinh em muốn ăn một chút sầu riêng cho đỡ vật. Nhưng, nhiều chị bảo ăn sầu riêng sẽ ám vào trong sữa khiến trẻ bỏ bú. Điều này có đúng không ạ?

Trả lời: Thực tế, ăn sầu riêng là không tốt nhưng có nhiều mẹ “thèm” quá nên trót ăn 1 – 2 miếng thì cũng không sao. Vấn đề lúc này các mẹ đều quan tâm chính là: Liệu ăn sầu riêng sau sinh thì sữa có bị ám mùi. Câu trả lời là KHÔNG mẹ nhé!

Mặc dù mùi sầu riêng không ám vào sữa nhưng hương vị của nó lại ám vào hơi thở. Dù mẹ có dùng những phương pháp vệ sinh răng miệng kĩ cỡ nào đi chăng nữa thì mùi cũng không thể hết ngay được.

Ăn sầu riêng tuyệt đối không ám mùi vào sữa mẹ nhé

Thời điểm nào là phù hợp để mẹ sau sinh ăn sầu riêng?

Vào thời điểm 6 tháng, khi trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm mẹ có thể ăn sầu riêng trở lại. Lúc này, các vết thương đã được phục hồi hầu như hoàn toàn và sữa mẹ cũng không phải là nguồn dinh dưỡng chính với bé.

Tuy nhiên, mẹ không nên ăn với số lượng quá nhiều, hãy ăn chút ít để được thỏa mùi vị. Về sau, khi em bé lớn hơn mẹ có thể ăn nhiều hơn mà!

Sau khi sinh ăn sầu riêng là điều không nên mẹ nhé! Mặc dù loại quả này có hàm lượng dinh dưỡng cũng như mùi vị rất cuốn hút nhưng bổ sung sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.