Sảy thai là một trong những vấn đề khiến các chị em lo lắng, băn khoăn trong những tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, đa phần các mẹ bầu lại thiếu nhiều kiến thức về việc sảy thai có hiện tượng gì? hay những biểu hiện, triệu chứng nào có nguy cơ bị sảy thai?…để dẫn tới những hậu quả đáng tiếc xảy ra với thai nhi. Bởi vậy bài viết ngày hôm nay, Mebeaz muốn các bạn tìm hiểu những dấu hiệu sảy thai chính xác nhất mẹ bầu nên đề phòng để có thể bảo vệ sức khỏe của cả mẹ lẫn con nhé!
Nội dung chính trong bài
Sảy thai có hiện tượng gì? 7 dấu hiệu nhận biết sảy thai sớm!
Sảy thai được xem là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước tuần thứ 20 của thai kỳ (ước tính cứ 5 phụ nữa mang thai thì có 1 người bị sảy). Và hầu hết các trường hợp sảy thai (trên 80%) thường bị nhất trong 12 tuần đầu tiên.
Sảy thai thường có nhiều hiện tượng báo trước, nhưng đôi khi những hiện tượng này dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu liên quan tới việc thụ thai. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ cần đến ngay bác sĩ nếu thấy những bất thường sau:
1. Âm đạo chảy máu bất thường là hiện tượng cảnh báo mẹ có nguy cơ sảy thai cao
Ra máu được xem là hiện tượng sảy thai đầu tiên thường gặp. Nếu mẹ thấy màu sắc của máu thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín, là triệu chứng báo hiệu hàm lượng hormone đang sụt giảm và quá trình sảy thai có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thực tế cho thấy ra máu trong thai kỳ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nhưng để đề phòng, ngay khi thấy dấu hiệu này, mẹ bầu vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra.
Xem thêm: Máu Báo Có Thai Là Gì? Có Thai Bị Ra Máu Và 9 Câu Hỏi Thường Gặp
2. Cảm giác tức bụng hoặc đau co thắt bụng dưới, thỉnh thoảng kèm đau lưng
Triệu chứng tức bụng hoặc đau dữ dội hơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt kèm đau lưng là những hiện tượng sảy thai không rõ ràng nên nhiều mẹ có dấu hiệu này thường không để ý. Nếu trước tuần 12 của thai kỳ mà mẹ thấy xuất hiện những triệu chứng trên kèm theo chảy máu âm đạo thì mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ vì có thể mẹ đã bị sảy thai.
3. Các hiện tượng ốm nghén đột ngột biến mất do thai suy yếu
Khi mẹ bỗng cảm thấy dễ chịu vì chứng ốm nghén trong vài tuần qua đột nhiên biến mất, cơ thể hết mệt mỏi một cách khác thường cũng là lúc mẹ nên theo dõi. Nếu trong hai, ba ngày vẫn vậy mẹ bầu nên đi kiểm tra tim thai vì rất có thể tim của thai nhi đang yếu dần, trường hợp này rất nguy hiểm!
4. Cảnh báo nguy cơ sảy thai khi xuất hiện những bất thường ở âm đạo
Những hiện tượng bất thường ở âm đạo như những cục máu đông đi kèm với lượng dịch nhờn nhiều, dịch âm đạo có màu trắng hồng bất thường hay có mùi hôi nặng xuất hiện bất thường ở âm đạo thì rất đáng để mẹ phải lo ngại vấn đề sảy thai.
5. Chuột rút thường xuyên
Chuột rút trong thời kỳ mang thai là bình thường, nhưng nếu chuột rút đi kèm với chảy máu âm đạo và khó thở thì phần nhiều là mẹ có hiện tượng bị sảy thai.
6. Xuất hiện các cơn co thắt tử cung (từ 5 – 20 phút/lần)
Tử cung co thắt gây đau đớn chính là triệu chứng cụ thể nhất của nguy cơ sảy thai. Nếu thấy những cơn co (từ 5 – 20 phút/lần) kèm theo hơi thở nặng hoặc chảy máu thì mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay!
7. Thử thai cho kết quả âm tính
Mẹ nên thử thai một lần nữa để biết chắc chắn kết quả, nếu lúc này mà que thử thai hiện kết quả âm tính thì mẹ nên đi gặp bác sĩ ngay nhé!
Xem thêm:
Một số lưu ý cần biết nếu thấy hiện tượng sảy thai
Có thể bị sảy thai những lần mang thai tiếp theo?
Nếu mẹ bị sảy thai 1 lần thì nguy cơ sảy thai những lần tiếp theo là rất cao, điều quan trọng là mẹ cần đi kiểm tra hooc-môn sinh dục thường xuyên để tìm kiếm nguyên nhân và có cách điều trị sớm nhất.
Phòng ngừa hiện tượng sảy thai bằng cách nào?
Nếu mẹ bầu có hiện tượng sảy thai 3 tháng đầu thai kỳ, không nên chủ quan và cũng đừng lo lắng quá, hãy làm theo những hướng dẫn sau để ổn định thai nhi, lành vết bong dọa sảy thai:
– Nghỉ ngơi hợp lý: Nếu mà xuất hiện dấu hiệu sảy thai, mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi ngay lập tức để đảm bảo tử cung không bị kích thích trong thời gian này.
– Kiêng lao động nặng nhọc: Trong khoảng thời gian này, mẹ cần tránh các hoạt động mạnh, mang vác nặng hoặc căng thẳng đầu óc.
– Không quan hệ tình dục: Không nên xoa bóp bụng, đấm lưng, và tuyệt đối tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
– Thường xuyên đi khám bác sĩ và điều trị theo đơn: Khi có những biểu hiện bất thường thì cần đi khám và sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ để ổn định sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Hãy đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và bé.
Nên ăn gì nếu có hiện tượng sảy thai?
– Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya, giữ tâm lý thoải mái nhất.
– Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi… trong suốt quá trình mang thai
– Bổ sung nhiều hoa quả, chất xơ, rau xanh để đảm bảo sức khỏe vượt qua những dấu hiệu sảy thai một cách an toàn.
Nên kiêng gì để tránh hiện tượng sảy thai?
– Thực hiện ăn chín, uống sôi.
– Nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, tránh những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ khó tiêu.
– Tuyệt đối nên tránh những thực phẩm sống như gỏi, tái.. đề phòng những bệnh về đường tiêu hóa.
– Những chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá được coi là nghiêm cấm.
Tóm lại, nhận biết sớm sảy thai có hiện tượng gì? để có thể kịp thời cứu giúp sự sống của thai nhi cũng như ngăn ngừa các vấn đề về sức khoẻ của mẹ sau này. Những hiện tượng sảy thai có thể khó phát hiện hoặc không rõ ràng, vậy nên mẹ cần chú ý theo dõi để phát hiện được những bất thường dù là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, mẹ cần phải tuân thủ và thường xuyên khám thai định kỳ để đảm bảo thai kỳ phát triển bình thường, thật khỏe mạnh nhé!
Nguồn: Mebeaz.com