Mẹ cần hiểu: Tại sao bị hậu sản sau sinh, cách phòng tránh

0 159

Tại sao bị hậu sản sau khi sinh là câu hỏi được rất nhiều mẹ trước cũng như sau khi sinh đặt ra thường xuyên. Vậy, nguyên nhân nào gây nên tình trạng này cũng như hướng khắc phục sao cho an toàn và hiệu quả?

Nội dung chính trong bài

Tại sao bị hậu sản sau khi sinh – những nguyên nhân điển hình

Bất cứ chị em nào sau khi sinh cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh hậu sản. Vậy, có nghĩa là bệnh lý này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: khách quan do yếu tố bên ngoài hay chủ quan do người bệnh mà gây nên.

Cùng điểm qua những nguyên nhân tại sao bị hậu sản ngay sau đây:

1. Chăm sóc trước khi sinh không tốt

Nhiều mẹ thường nghĩ hậu sản là bệnh sau khi sinh nên giai đoạn trước sinh thường khá lơ là, chủ quan trong việc chăm sóc bản thân mình. Đặc biệt, trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể chất nếu không được quan tâm đúng mực thường khiến mẹ rơi và tình trạng gầy gò, sức đề kháng kém, thể lực suy nhược.

Khi có bầu mẹ không chăm sóc sức khỏe tốt thì sau sinh rất dễ bị hậu sản

2. Không kiêng cữ cẩn thận sau khi sinh con

Với quan niệm tân tiến và hiện đại, nhiều mẹ sau khi sinh hiện nay có xu hướng lược bớt các vấn đề kiêng cữ về: ăn uống, tắm giặt, quan hệ tình dục… Nhưng, mẹ sau khi sinh nếu không được chăm sóc đặc biệt hay quan hệ quá sớm thì rất dễ mắc các bệnh lý, tổn thương và được gọi chung là bệnh hậu sản.

3. Sự suy nhược quá mức

Việc chăm sóc con cái, lo lắng vun vén gia đình, hoàn thiện thiên chức làm vợ, thiếu ngủ, cáu gắt, hấp thụ chất dinh dưỡng kém… Tất cả những điều đó khiến mẹ rơi vào trạng thái suy nhược.

4. Căng thẳng

Căng thẳng quá mức rất dễ dẫn tới hậu sản

Một tình trạng mà nhiều mẹ sau khi sinh gặp phải được gọi chung là trầm cảm. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau nhưng sự căng thẳng và mệt mỏi là nguyên nhân phổ biến nhất.

Tại sao bị hậu sản thì có 4 nguyên nhân chính kể trên, mẹ bắt buộc phải nắm được để có thể tìm hướng phòng tránh ngay từ đầu.

7 dấu hiệu điển hình thường gặp khi mẹ bị hậu sản

Những dấu hiệu của bệnh hậu sản sau sinh thường dễ nhận biết, dưới đây là 7 triệu chứng điển hình của bệnh lý này:

– Ăn không ngon miệng, chán ăn, thường có cảm giác không muốn ăn uống.

– Tinh thần mệt mỏi và suy nhược, không có bất cứ hứng thú hay niềm vui gì trong cuộc sống hàng ngày, mối quan hệ gia đình cũng như việc chăm sóc gia đình, con cái.

– Người gầy gò, ốm yếu trông không có chút sức sống nào.

– Sau khi sinh dù mấy tháng, ăn uống được nhưng cơ thể vẫn rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, xanh xao, kiệt sức.

– Thường xuyên khóc lóc, lo lắng, bực bội, tâm trí luôn cảm thấy bất ổn.

– Khi phụ nữ mắc bệnh hậu sản thường không muốn đi ra ngoài cũng như không muốn gặp gỡ bất cứ ai.

– Sợ hãi, thường không dám ở nhà một mình.

Cơ thể mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản

Cách phòng tránh bệnh hậu sản cực đơn giản

Nắm được nguyên nhân tại sao bị hậu sản mẹ cũng cần phải bỏ túi ngay cách phòng tránh bệnh này. Mebeaz mách bạn một số cách phòng tránh đơn giản và cực kì hiệu quả:

Chăm sóc tinh thần

Yếu tố tinh thần ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, thể chất, cũng như tư tưởng của mẹ trước và sau khi sinh. Do vậy, cần phải được đặc biệt quan tâm.

– Không chỉ bản thân người mẹ mà tất cả những thành viên trong gia đình (chồng, bố mẹ, anh chị em…) cần dành sự quan tâm và chăm sóc cho mẹ sau khi sinh.

– Dành thời gian chăm bé sơ sinh, làm việc nhà cũng như chia sẻ những lo lắng và băn khoăn với người mẹ trong quá trình sinh và chăm sóc con cái.

– Mẹ nên suy nghĩ lạc quan, tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc.

– Đừng giữ tâm trạng buồn phiền mệt mỏi cho riêng mình mà hãy sống lạc quan và đừng để những nỗi buồn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mình.

Các ông chồng hãy hỗ trợ mẹ sau sinh chăm sóc con cái

Chăm sóc sức khỏe

Tại sao bị hậu sản, bên cạnh yếu tố tinh thần thì sức khỏe cũng chính là một vấn đề mà không mẹ nào được xem nhẹ.

– Ngay từ sau khi sinh, mẹ cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để xem có bất thường gì không, phát hiện càng sớm, can thiệp càng kịp thời thì ảnh hưởng sẽ không nghiêm trọng.

– Trong chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường chế độ dinh dưỡng với những món ăn có tác dụng phục hồi cơ thể cũng như giúp cho mẹ đủ sữa cho bé bú. Nhiều mẹ có tâm lý kiêng khem nhưng thực sự, có rất nhiều yếu tố không cần thiết. Mẹ chỉ cần hạn chế ăn đồ cây nóng, lạnh hay sống.

– Không nên tắm bằng nước lạnh, không ngâm mình trong bồn tắm. Mới sinh tốt nhất nên tắm nhanh bằng nước ấm hoặc chỉ lau người nhanh bằng nước ấm mà thôi.

– Trong thời kỳ hậu sản tốt nhất tránh việc quan hệ tình dục để đảm bảo sức khỏe cho mẹ.

Bài viết nhỏ giúp mẹ trả lời câu hỏi tại sao bị hậu sản cũng như nắm được cách phòng tránh bệnh. Hậu sản vốn dĩ là bệnh lý nguy hiểm và có ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần của mẹ sau sinh. Nhưng, nếu mẹ xác định được nguyên nhân gây bệnh, những dấu hiệu bệnh điển hình thì chắc chắn việc phòng tránh bệnh sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.