Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu? Có cần khám bác sĩ không?

0 1.403

Rất nhiều bà mẹ bỉm sữa hoang mang khi thấy bé yêu của mình lắc đầu liên tục khi ngủ. Vậy tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu? Có phải bệnh thần kinh hay bất thường gì ở não không? Để giải đáp cho những thắc mắc này, cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh lắc đầu nhiều khi ngủ là bình thường hay bất thường?
Trẻ sơ sinh lắc đầu nhiều khi ngủ là bình thường hay bất thường?

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu? Có nguy hiểm không?

Hầu hết các bà mẹ mới nuôi con nhỏ rất hoang mang khi thấy hiện tượng trẻ sơ sinh lắc đầu trước và trong khi ngủ. Liệu đó có phải là biểu hiện của một bệnh lý thần kinh nào ở trẻ hay không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, bé ngủ hay lắc đầu đa phần có liên quan tới chứng rối loạn vận động nhịp nhàng ở trẻ. Đây là hiện tượng trẻ xuất hiện các cử động nhịp nhàng lặp đi lặp lại và thường xảy ra trong lúc bé ngủ. 

Nghe có vẻ nguy hiểm nhưng thực chất đây là hiện tượng không ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Tình trạng này thường gặp nhiều nhất ở những bé từ 6 – 9 tháng tuổi và sẽ mất đi khi lớn lên, 5% các bé kéo dài trên 5 tuổi, thậm chí có một phần nhỏ các bé sẽ duy trì cho tới khi bé 13 tuổi.

Đa số trường hợp trẻ sơ sinh lắc đầu trong khi ngủ xuất hiện ở những trẻ khỏe mạnh và không liên quan gì tới bệnh lý thần kinh hay não của bé. Mặc dù vậy, hiện tượng này cũng có thể đi kèm với vấn đề chậm phát triển tinh thần hay bệnh tự kỷ.

>>Xem thêm: 8 lưu ý khi chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh giúp bé ngon giấc hơn

Tìm hiểu về chứng rối loạn vận động nhịp nhàng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động nhịp nhàng
Trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động nhịp nhàng

Rối loạn vận động nhịp nhàng ngoài biểu hiện là trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ và thức trong đêm còn có những dạng biểu hiện khác như:

– Đập đầu: Trẻ tự đập đầu vào đệm hay vào tường, thành cũi, thành giường.

– Đung đưa toàn thân: Trẻ quỳ lên tứ chi và lắc mạnh toàn thân theo hướng trước sau.

– Các vận động khác như lăn người, đập chân xuống giường… Hoặc cũng có thể phát ra tiếng kêu lớn nhịp nhàng hay tiếng rên khe khẽ khi ngủ.

Nguyên nhân của chứng rối loạn vận động nhịp nhàng ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được làm rõ nhưng đa phần các giả thuyết đều cho rằng biểu hiện bé ngủ hay lắc đầu là để giải tỏa căng thẳng, giải tỏa năng lượng, tự ru mình ngủ thông qua các kích thích tiền đình.

Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu có cần phải can thiệp không?

Câu hỏi đặt ra là tật lắc đầu ở trẻ sơ sinh khi ngủ có phải làm sao? Theo các bác sĩ, mẹ không cần phải làm gì, không cần phải can thiệp cho bé. Hãy “phớt lờ” tình trạng này và thay vào đó hãy thực hiện tốt những việc sau:

Không cần phải can thiệp nếu trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ
Không cần phải can thiệp nếu trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ

– Giảm căng thẳng cho bé: mẹ nên tìm hiểu xem bé có đang gặp vấn đề lo sợ không, bé có vấn đề sức khỏe như mọc răng hay đau tai không? Theo các nghiên cứu, một số rối loạn vận động nhịp nhàng ban đêm là dấu hiệu chỉ điểm cho nhu cầu cần được quan tâm nhiều hơn vào ban ngày của trẻ.

– Giải tỏa năng lượng dư thừa: Mẹ nên vui chơi với bé nhiều hơn, tạo cho bé những trò chơi vận động để tiêu hao năng lượng.

– Tạo các hoạt động nhịp nhàng khi bé thức như: lắc đu, ngồi bập bênh, kéo cưa lừa xẻ, cưỡi ngựa, đu quay… Những hành động này sẽ góp phần làm giảm nhu cầu vận động nhịp nhàng cho trẻ vào ban đêm, trẻ sẽ không lắc đầu nhiều khi ngủ nữa.

– Tạo sự thoải mái cho bé trước khi ngủ: Mẹ nên duy trì đều đặn các công việc quen thuộc như âu yếm, đọc truyện cho bé trước khi ngủ để bé được thư giãn tinh thần.

– Âm nhạc: Ban ngày mẹ có thể dành thời gian để cùng bé nhảy và hát theo các bài hát thiếu nhi, trước lúc bé ngủ có thể cho bé nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng để bé được thư giãn, giảm căng thẳng, stress.

Trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu khi nào cần đi khám bác sĩ?

Như đã chia sẻ ở trên, hiện tượng trẻ sơ sinh lắc đầu nhiều trước và trong khi ngủ thường xuất hiện ở những bé khỏe mạnh bình thường và không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, trẻ lắc đầu cũng là dấu hiệu của những bệnh lý sau mà mẹ cần phải đưa bé gặp bác sĩ để kịp thời chữa trị:

– Bệnh viêm tai giữa: Là trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ, thức và cả lúc bú mẹ. Lý do là chất dịch bên trong sẽ đổ về màng nhĩ khiến bé bị ngứa ngáy khó chịu. Kèm theo đó có thể là các biểu hiện như sốt từ nhẹ tới cao, bú kém, quấy khóc.

>>Xem thêm: 3 Tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh giúp con ngoan giấc và phát triển

Trẻ sơ sinh lắc đầu nhiều khi ngủ có thể là bệnh viêm tai giữa
Trẻ sơ sinh lắc đầu nhiều khi ngủ có thể là bệnh viêm tai giữa

– Bệnh tự kỷ, chậm phát triển thần kinh: Là trẻ có thể lắc đầu và kèm theo với những biểu hiện như: ít giao tiếp, hầu như không giao tiếp với người khác bằng mắt, sợ người xung quanh, lặp lại các hành vi mất kiểm soát, mất các cột mốc phát triển vận động…

Đọc xong bài viết này các mẹ đã hiểu tại sao trẻ sơ sinh lắc đầu nhiều trong khi ngủ rồi chứ? Xin nhắc lại là mẹ không cần phải can thiệp nếu như bé vẫn ăn ngủ tốt, hãy tương tác và tạo cho bé có một cuộc sống tinh thần vui vẻ nhất có thể mẹ nhé.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.