1001 biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn

0 95

Nôn trớ, hóc, ngộ độc, bỏng… là những tình huống có thể xảy ra khi cho trẻ ăn. Vì vậy, để tránh rủi ro hay những tai nạn đáng tiếc, mẹ cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn. 

Nội dung chính trong bài

Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn

Mebeaz đã liệt kê ra những biện pháp hiệu quả mẹ nên áp dụng để mỗi lần cho trẻ ăn không còn là cuộc chiến. Bé ăn ngon mà mẹ cũng nhàn.

Thực phẩm sạch

– Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn, mẹ nên chú ý cẩn thận từ khâu chọn thực phẩm. Nên chọn đồ tươi ngon, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh tình trạng ham rẻ, mua phải đồ nhiều hóa chất, chất bảo quản lâu ngày. 

– Không lạm dụng đồ chế biến sẵn hoặc đồ trữ đông lâu ngày. Tốt nhất ăn ngày nào, mua ngày đấy hoặc nếu bận quá thì 2 – 3 ngày/ lần.

– Cân đối đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính cho bé từ thịt, cá, trứng sữa, rau, củ… chế biến thành cơm, cháo, tùy theo độ tuổi của trẻ. 

– Thay đổi món thường xuyên để tránh tình trạng trẻ chán ăn. 

– Đồ đã nấu cho trẻ nên ăn trong ngày, tránh để qua đêm.

Chế biến an toàn

– Nấu chín kỹ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh tình trạng ngộ độc. 

– Khu vực bếp ăn, các dụng cụ chế biến, nồi, xoong, chảo, bát, thìa, đũa ăn của trẻ cần sạch sẽ. 

– Đối với những thực phẩm lạ, trẻ ăn lần đầu tiên, cần thử cho ăn ít 1 xem có bị dị ứng hay không rồi mới tiếp tục ăn.

Khi cho trẻ ăn

– Cho trẻ ngồi vào ghế ăn dặm, có thắt dây an toàn để đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn, tránh bị ngã  (với trẻ nhỏ) và cho ngồi vào bàn ăn hoặc ngồi cùng mâm với bố mẹ (với trẻ lớn). 

– Không cho trẻ  vừa ăn, vừa nghịch, mất tập trung, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.

– Không cho trẻ ăn dong, khiến bữa ăn sẽ kéo dài cả tiếng đồng hồ, cơm, cháo bị vữa, không ngon mà mất vệ sinh. Đồng thời, tránh tình trạng vừa ăn, vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem phim, xem điện thoại. 

– Hãy rèn cho trẻ thói quen ăn vào những khung giờ nhất định. Ăn ra ăn, chơi ra chơi. 

– Nếu trẻ lười ăn hoặc ăn ít, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

– Để tránh tình trạng bị hóc, mẹ nên chế biến độ thô tùy vào tháng tuổi của trẻ. Ăn cá cần loại bỏ sạch xương.

– Để cơm, cháo, canh nguội hẳn mới cho trẻ ăn để không bị bỏng.

– Đặc biệt lưu ý, không nhồi nhét, ép trẻ ăn quá nhiều, vừa hại dạ dày mà còn khiến trẻ khóc lóc, sợ hãi, càng biếng ăn hơn. 

Chú ý an toàn cho trẻ khi ăn, tránh bị ngã, hóc, bỏng…

Sau khi ăn

– Sau khi ăn nhớ cho trẻ uống 1 ít nước để tráng miệng, bảo vệ sức khỏe răng lợi. Với trẻ lớn 1 – 2 tuổi, có thể cho trẻ làm quen dần với việc đánh răng. Tuy nhiên, cần chú ý chọn loại bàn chảikem đảnh răng an toàn cho trẻ. 

– Không cười đùa, nô nghịch, nằm úp, bế vác trẻ trên vai… tránh tình trạng nôn trớ. 

– Cho trẻ ngồi nghỉ ngơi, thư giãn 1 lúc cho xuôi thức ăn rồi mới đi ngủ.

MẸ CÓ BIẾT

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất, tốt nhất, không loại thực phẩm nào có thể sánh bằng. Hơn nữa, trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ lâu nhất có thể, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời.

Sữa mẹ tiện lợi, có sẵn, lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú, không phải pha hay chế biến, lại AN TOÀN TUYỆT ĐỐI (không cần lo lắng về các biện pháp đảm bảo an toàn), tiết kiệm kinh tế cho mẹ. Vì vậy, đừng vì bất cứ lý do gì mà từ bỏ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này mẹ nhé.

Còn nếu không may gặp phải tình trạng ít sữa, mất sữa, khổ sở vì tắc tia sữa, mẹ không cần quá lo lắng vì có rất nhiều giải pháp giúp khắc phục hiệu quả, tức thì. Tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY.

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho mẹ, giúp mẹ nắm được những biện pháp giúp đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn. Còn với trẻ sơ sinh, bú mẹ hoàn toàn thì không cần bất cứ giải pháp nào nhé. Mẹ cứ yên

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.