5 Sai lầm trong cách hâm nóng sữa mẹ khiến sữa mất chất, vô tác dụng

0 7.383

Hâm nóng sữa mẹ đúng cách tưởng chừng chỉ là công việc hết sức đơn giản nhưng không ít mẹ bỉm sữa vẫn còn “loay hoay”, mắc phải sai lầm. Sữa mẹ là một sản phẩm đặc biệt, nếu không được hâm nóng đúng cách sẽ mất hết chất dinh dưỡng, trở nên vô tác dụng. Cùng đón đọc bài viết sau để xem mình đã làm đúng chưa chị em nhé.

Nội dung chính trong bài

Hâm nóng sữa mẹ là một công việc thường xuyên của chị em
Hâm nóng sữa mẹ là một công việc thường xuyên của chị em

VÌ sao cần phải hâm nóng sữa mẹ

Thông thường, để bảo quản sữa mẹ chị em phải cho sữa vào tủ lạnh. Tùy vào mục đích sử dụng trong ngày hay lâu dài mà có thể để ở ngăn mát hay ngăn đông. Tuy nhiên, dù là ở ngăn nào đi chăng nữa thì cũng cần phải rã đông và hâm nóng sữa mẹ mới được cho bé sử dụng.

Lý do phải hâm nóng sữa mẹ hoàn toàn là do nhu cầu của con. Thông thường, sữa mẹ tiết ra ở nhiệt độ bình thường là 37 độ C, chính vì thế bé luôn có xu hướng “thích thú” với những nguồn dinh dưỡng giống với sữa mẹ cả về chất lượng và mùi vị.

Việc hâm nóng sữa mẹ để trẻ luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái như chính việc bú mẹ trực tiếp.

Một số sai lầm khi hâm nóng sữa sữa mẹ

Sữa mẹ là một sản phẩm đặc biệt, do đó hâm nóng sữa mẹ cũng cần phải có kỹ thuật và sự hiểu biết, nếu không sữa mẹ sẽ mất hết chất dinh dưỡng. Đơn cử là một số sai lầm về cách hâm nóng sữa mẹ dưới đây, rất nhiều mẹ đang mắc phải:

1. Hâm sữa mẹ bằng nước quá nóng

Sau khi tiến hành rã đông sữa mẹ, chị em cho sữa vào nước đun sôi với nhiệt độ cao để hâm nóng. Điều này tưởng chừng là hợp lý nhưng thực chất lại không phải như vậy. Nước quá nóng sẽ làm cho vitamin và một số thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ bị bay hơi, mất chất.

Lưu ý là kể cả sữa mẹ hay sữa công thức cũng không nên làm như vậy. Cách tốt nhất là chỉ nên dùng nước ở nhiệt độ 40 độ C để hâm nóng sữa.

2. Đun nước sôi và thả sữa mẹ vào hâm nóng

Nhiều mẹ muốn tiết kiệm thời gian rã đông và hâm nóng sữa mẹ lại chọn phương pháp đun nước sôi lên, tắt bếp và thả bịch sữa trong tủ lạnh vào.

Cách này là sai lầm nghiêm trọng, không chỉ khiến cho sữa mẹ mất hết chất dinh dưỡng mà bé uống vào dễ bị đi ngoài.

Hâm nóng sữa mẹ với nhiệt độ cao khiến sữa mất chất
Hâm nóng sữa mẹ với nhiệt độ cao khiến sữa mất chất

3. Để sữa mẹ ở trong máy hâm sữa quá lâu

Cách hâm nóng sữa mẹ bằng máy rất tiện lợi, chị em không phải mất công pha nước ở nhiệt độ phù hợp mà chỉ cần bấm nút, trong một vài giây là đã có sữa cho con dùng.

Tuy nhiên không ít chị em nghĩ rằng cứ để sữa trong máy là có thể bảo quản và cho con bú bất cứ lúc nào, điều này rất sai lầm. Lưu ý, thời gian bảo quản tối đa khi để sữa trong máy hâm là 1 giờ đồng hồ. Bé không dùng nữa thì phải bỏ đi.

4. Sữa mẹ dùng rồi hâm nóng lại dùng tiếp

Nếu các mẹ “tiết kiệm” theo phương pháp này thì các mẹ đã sai rồi đó. Sữa mẹ sau khi đã hâm nóng phải được sử dụng trong vòng 1 giờ. Nếu giữ lại bảo quản và hâm nóng thì sẽ mất hết chất, mẹ không nên cho bé tiếp tục sử dụng.

5. Hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng

Lò vi sóng rất thích hợp để làm nóng thức ăn nhưng sữa mẹ lại khác. Nếu hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng sẽ khiến chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa sẽ mất đi. Ngoài ra, lò vi sóng có thể điều chỉnh được nhiệt độ nhưng làm sữa nóng ấm không đều.

Hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng
Hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng

Hướng dẫn cách hâm nóng sữa mẹ để không bị mất chất

Sữa để trong tủ lạnh, đặc biệt là ngăn đá cần được rã đông trước khi sử dụng. Chi tiết cách rã đông các mẹ có thể xem tại đây: https://mebeaz.com/cach-ra-dong-sua-me/

Bước 1: Rã đông sữa mẹ sao cho sữa trở về dạng lỏng.

Bước 2: Lắc đều bịch sữa để lớp sữa béo và lớp trong hòa trộn đều với nhau.

Bước 3: Lấy 1 bình/ túi sữa ngâm vào tô nước nóng khoảng 40 độ C kiểm tra sữa ấm vừa phải thì mang ra sử dụng.

Nên hâm nóng sữa mẹ với nước 40 độ C
Nên hâm nóng sữa mẹ với nước 40 độ C

Nếu dùng máy hâm nóng sữa mẹ thì đổ nước vào khoang đun nóng sau đó đặt bình hoặc túi trữ sữa vào chính giữa.

Vặn nút điều khiển cao cho phù hợp. Nguyên tắc là nước nóng sẽ truyền nhiệt qua bình/ túi sữa, khoảng 2 – 3 phút là mẹ có thể mang ra cho con sử dụng. 

Trước khi cho bé sử dụng, mẹ nên nhỏ một vào giọt sữa lên mu bàn tay hoặc cổ tay để kiểm tra, nếu quá nóng có thể bỏng miệng bé còn lạnh thì mẹ cần ngâm lâu hơn.

Tóm lại, hâm nóng sữa mẹ rất đơn giản nhưng chị em nên thực hiện đúng cách, tốt nhất là đừng làm theo thói quen thông thường. Hy vọng, với những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho chị em trong việc mang lại nguồn sữa thơm mát, giàu dinh dưỡng cho các bé.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.