Xem ngay: Cách bảo quản và trữ sữa mẹ sau khi vắt như thế nào?

0 1.216

Công việc bận bịu, phải đi lại nhiều… Khiến mẹ không thể 24/7 bên con được. Để đảm bảo bé luôn được tận hưởng trọn vẹn những giá trị dinh dưỡng từ sữa mẹ đem lại thì cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt như thế nào rất quan trọng. Thông tin cách bảo quản và trữ sữa mẹ “chuẩn” nhất sẽ có trong bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Bảo quản và trữ sữa mẹ đúng cách rất quan trọng
Bảo quản và trữ sữa mẹ đúng cách rất quan trọng

Trước tiên hãy cùng điểm qua một số diễn đàn xem chị em đang bảo quản sữa mẹ sau khi vắt như thế nào? Có đúng cách không nhé.

Mẹ bỉm sữa chia sẻ cách bảo quản, trữ sữa sau khi vắt như thế nào?

Chị Phạm Thị Hồng Minh chia sẻ: “Thực sự thì em cũng không muốn vắt sữa đâu. Cực chẳng đã thôi. Sữa em nhiều, bị “đuổi” cú Tí sợ quá không dám ngậm nữa. Cứ ấn vào là cu cậu lại nhả ra.

Em đành phải vắt sữa rồi dùng thìa bón cho con ăn. Mỗi lần như vậy em thường cho vào tủ lạnh, khi nào bé dùng thì lấy ra hâm nóng ấm”.

Mẹ Thanh Ngà lại khác: “Em thì ít sữa quá, bú không đủ no con toàn khóc ré lên. Cho nên em cũng phải bảo quản sữa dùng trong ngày bằng cách cho vào ngăn mát.

Cứ vắt ra là em lại đổ vào bình 200 ml và cho vào trong tủ lạnh. Khi nào cho con ăn thì lại mang ra hâm ấm lên. Con ăn không hết thì lại mang bỏ tủ. Ngày nào em vắt ra bảo quản ngày đó thôi”.

Mẹ Bùi Hồng Ngọc tâm sự: Em lần đầu làm mẹ lớ ngớ quá, sữa về nhiều đang tính tích trữ để sau này cho con dùng dần. Nhưng không biết cách bảo quản và trữ sữa mẹ sau khi đã vắt như thế nào là đúng nhất? Chị nào đã có kinh nghiệm chỉ cho em với ạ.

Chị Vũ Ngọc bình luận: “Công việc kinh doanh của em rất bận bịu, không thể 24/7 canh con được.

Thông thường em bảo quản sữa mẹ bằng cách cho vào 1 chiếc cốc to, sau đó dùng màng bọc thực phẩm để bịt lại. Nhưng để tối đa cũng chỉ 4 – 6 tiếng thôi. Sữa vẫn không có vấn đề gì.

Khi nào nên bảo quản sữa mẹ?

Bảo quản sữa mẹ đúng cách rất cần thiết
Bảo quản sữa mẹ đúng cách rất cần thiết

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quý giá đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn ít nhất là 6 tháng đầu đời để nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật cho bé.

Ngoài việc ưu tiên hàng đầu để bé bú mút trực tiếp, cách bảo quản dự trữ sữa mẹ sau khi đã vắt cũng rất cần thiết trong một số trường hợp sau:

– Công việc của mẹ phải đi lại nhiều, không theo sát con được, có thể dự trữ sữa để người nhà cho con ăn.

– Mẹ ít sữa, thiếu sữa, phải vắt ra cho đủ mỗi cữ bú của con.

– Mẹ quá nhiều sữa nên vắt ra để trữ đông sau này dùng hoặc cho trẻ khác.

– Mẹ vắt sữa thường xuyên để sữa về nhiều hơn, ngực bớt cương cứng.

Nhìn chung, nếu bảo quản và dự trữ sữa mẹ vắt ra đúng cách sẽ giúp chị em tiện lợi hơn trong việc nuôi con.

Chất lượng sữa sau khi đã bảo quản có bị thay đổi không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu thực hiện đúng cách các quy trình bảo quản sữa mẹ sau khi vắt thì vẫn giữ được hầu hết các chất dinh dưỡng. So với việc sử dụng một số loại sữa công thức thì dùng loại sữa này vẫn tốt hơn.

Chất lượng sữa mẹ sau khi bảo quản hầu như không bị thay đổi
Chất lượng sữa mẹ sau khi bảo quản hầu như không bị thay đổi

Tuy vậy, các mẹ cũng cần phải lưu ý thêm là ngoài việc sử dụng thuốc, thực phẩm, thuốc lá… Thì sữa mẹ bảo quản cũng có chút thay đổi mùi vị.

Cụ thể là sữa để trong tủ lạnh sẽ có hơi hướng của mùi xà phòng. Sữa mẹ để ngăn đông sẽ nặng mùi hơn để ngăn mát.

Lý do là men lipase trong sữa mẹ sẽ phân hủy chất béo thành các axit béo (Nếu bé bú trực tiếp thì quá trình này xảy ra bên trong hệ tiêu hóa). Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ nhưng có thể khiến bé từ chối ăn.

Mẹ có thể kiểm tra trước bằng cách bảo quản sữa mẹ vào tủ lạnh khoảng 1 – 2 túi trong vòng 5 ngày. Sau khi rã đông và hâm nóng nếu bé dùng được thì tiếp tục dự trữ, còn bé không sử dụng được thì mẹ cũng phải chấp nhận.

Hoặc mẹ có thể áp dụng mẹo giảm mùi xà phòng khi bảo quản sữa mẹ bằng cách trộn lẫn sữa đã rã đông và hâm nóng vào sữa mẹ vừa vắt theo tỉ lệ 3:7, sau khi bé đã dùng quen rồi thì mẹ điều chỉnh tỉ lệ sữa đã qua bảo quản tăng lên. Sau một thời gian bé sẽ quen với mùi này và sử dụng được.

Hướng dẫn cách bảo quản và trữ sữa mẹ sau khi vắt chuẩn nhất

Nếu bảo quản và dự trữ sữa mẹ đúng cách sẽ giữ được dưỡng chất có trong sữa. Ngược lại, nếu sai cách sẽ làm cho sữa mất chất dinh dưỡng, hoặc thậm chí là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.

Tùy vào mục đích sử dụng, mẹ có thể bảo quản sữa để dùng trong ngày hoặc dự trữ lâu dài. Nhưng dù là cách nào đi chăng nữa cũng cần phải đảm bảo sạch sẽ và khoa học.

Chuẩn bị dụng cụ để bảo quản sữa mẹ sau khi đã vắt:

  • Bình nhựa hoặc bình thủy tinh có nắp đậy loại chất lượng tốt. Khi đổ sữa vào trong thì nên cách miệng bình 2 – 3 cm. Lý do là sữa bị nở ra trong quá trình cấp đông, nếu tràn ra ngoài dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Túi bảo quản sữa mẹ chuyên dụng: Mẹ nên ước lượng cữ bú của bé là bao nhiêu mỗi lần ăn để dự trữ vào mỗi túi sữa, thông thường khoảng 60 – 120 ml cho 1 lần ăn của bé. Lưu ý khi đổ sữa vào túi thì vuốt cho hết không khí ra ngoài. Chi tiết chọn túi bảo quản sữa mẹ có thể xem tại đây: https://mebeaz.com/tui-bao-quan-sua-me/

Cách bảo quản sữa mẹ sau khi đã vắt cho bé dùng trong ngày

Bảo quản sữa mẹ dùng trong ngày
Bảo quản sữa mẹ dùng trong ngày

Có thể bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra dùng trong ngày bằng cách để nhiệt độ phòng hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nhưng phải đảm bảo những tiêu chí sau:

– Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng (nhỏ hơn 26 độ) thì phải sử dụng trong vòng 2 – 4 tiếng. Nếu lớn hơn 26 độ chỉ sử dụng trước 1 – 2 tiếng.

– Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì sử dụng trước 72 tiếng. Lưu ý là nên đặt ở vị trí sâu bên trong tủ. Tránh để ngoài cánh cửa tủ sữa dễ bị hỏng.

– Nhiều mẹ thắc mắc sữa mẹ mới vắt ra có cần hâm nóng không? Câu trả lời là nếu để ở nhiệt độ phòng thì không nhất thiết mẹ nhé. Sữa ấm hay mát tùy vào sở thích của bé.

– Sữa bỏ trong ngăn mát khi bỏ ra sẽ có 1 lớp váng bên trên – Đây là lớp chất béo của sữa. Mẹ nên dùng tay để lắc đều túi hoặc bình trữ sữa trước khi đem rã đông và làm ấm sữa.

– Đối với câu hỏi có nên bảo quản sữa mẹ sau khi đã vắt trong bình giữ nhiệt? Câu trả lời là mẹ nên hạn chế. Chưa nói tới chất lượng của bình giữ nhiệt thế nào nhưng thời gian khuyến cáo trữ sữa trong bình cũng chỉ vào khoảng 1 – 2 tiếng để ở nhiệt độ phòng.

Cách bảo quản trữ sữa mẹ sau khi đã vắt cho bé dùng lâu dài

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh
Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh

Nếu muốn dự trữ sữa mẹ sau khi vắt lâu dài thì chị em có thể cấp đông. Thực hiện như sau:

– Sữa mẹ sau khi được đổ vào bình hoặc túi trữ sữa sẽ được đánh số ngày, giờ bên ngoài để tiện theo dõi hạn sử dụng.

– Trước khi cho lên ngăn đông thì nên để ở ngăn mát khoảng 1 ngày.

– Xếp gọn gàng vào bên trong tủ, tránh để ở ngoài cánh cửa tủ vì nhiệt độ nơi này thường không chính xác.

  • Nếu là tủ lạnh 1 cửa (- 15 độ C) thì mẹ có thể bảo quản trong vòng 2 tuần.
  • Tủ lạnh 2 cửa (- 18 độ C) bảo quản trong vòng 3 tháng.
  • Tủ đông chuyên dụng có thể bảo quản tối đa là 6 – 8 tháng. Tuy nhiên lời khuyên dành cho các mẹ là nên cho bé sử dụng càng sớm càng tốt.
  • Một lưu ý quan trọng khi bảo quản và dự trữ sữa mẹ sau khi vắt đó chính là không nên dồn sữa mới vắt vào sữa cũ. Làm như vậy sẽ khiến sữa nhanh chóng bị hỏng và không theo dõi được thời hạn sử dụng.

Cho bé sử dụng sữa mẹ sau khi đã bảo quản thế nào là đúng cách?

Cần phải rã đông đúng cách trước khi cho bé sử dụng
Cần phải rã đông đúng cách trước khi cho bé sử dụng

Chị em đã làm tốt cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt thì việc cho bé sử dụng cũng cần hết sức lưu ý:

  • Nếu là nhiệt độ phòng thì tùy vào nhu cầu của bé mà mẹ cân nhắc hâm nóng hay không.
  • Nếu là ngăn mát tủ lạnh thì bắt buộc phải hâm nóng ở nhiệt độ 40 độ C. Không sử dụng lò vi sóng và cũng không dùng nước quá nóng có thể làm mất chất dinh dưỡng trong sữa.
  • Còn nếu là sử dụng sữa đã bảo quản ở ngăn đông thì mẹ buộc phải làm một số cách rã đông sữa mẹ. Trước tiên cũng cần cho sữa xuống ngăn mát khoảng ½ – 1 ngày. Sau đó rã đông và hâm nóng như cách ở trên.
  • Trước khi rã đông nên lấy 1 lượng vừa phải bằng với lượng bé bú 1 cữ. Không nên lấy quá nhiều hoặc nếu bé bú không hết thì phải đổ đi, không nên cho bé sử dụng lại.

Trên đây là chi tiết cách quản và dự trữ sữa mẹ. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm làm mẹ cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.