Có thai là gì? Cảm giác như thế nào? Mẹ phải làm sao?

0 395

Có thai là gì? Cảm giác như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Đặc biệt là những người chưa hoặc đang có ý định mang thai. Cảm giác lúc ấy sẽ ra sao? Có thai là như thế nào? 

Cùng Mebeaz theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Có thai là gì
Có thai là gì

Tìm hiểu: Có thai là gì?

Theo các bác sĩ sản khoa, có thai tức là quá trình trứng rụng, gặp tinh trùng và thụ tinh thành công, tạo thành hợp tử. Sau khi đi vào tử cung thì hợp tử (lúc này còn gọi là phôi nang) sẽ bám và làm tổ ở thành tử cung để tiếp tục phát triển thành phôi thai. Sau đó, tiếp tục lớn dần trong bụng mẹ.

Thông thường, 1 thai kỳ sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, hoặc hơn 9 tháng, kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Phụ nữ có thai được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn thứ 1: Từ tuần 1 đến tuần thứ 12. Đây là giai đoạn cấu trúc cơ thể và hệ thống các cơ quan của em bé phát triển. Hầu hết các trường hợp sẩy thai và dị tật bẩm sinh xảy ra trong giai đoạn này. Cơ thể người mẹ cũng phải trải qua những thay đổi đầu tiên: không có kinh nguyệt, người mệt mỏi, buồn nôn…
  • Giai đoạn thứ 2: Từ tuần 13 đến tuần 26. Giai đoạn này em bé bắt đầu phát triển nhanh hơn, có khả năng di chuyển và lắng nghe. Mẹ có thể cho thai nhi nghe nhạc từ tuần thứ 16. Cơ thể mẹ cũng sẽ giảm cảm giác, ngủ ngon hơn, đỡ nghén hơn. Tuy nhiên, có thể xuất hiện 1 số triệu chứng mới như: đau lưng, đau bụng, chuột rút ở chân, táo bón và ợ nóng…
  • Giai đoạn thứ 3: Tuần 27 đến tuần 40. Đây được xem là giai đoạn cuối của thai kỳ, em bé được xem là đủ tháng và các cơ quan đã sẵn sàng hoạt động. Gần đến ngày sinh, tư thế của em bé sẽ thay đổi, đầu chúc xuống dưới. Cơ thể của mẹ cũng nặng nhọc, mệt mỏi hơn. 

Cảm giác có thai là như thế nào?

Cảm giác có thai là như thế nào cũng tùy thuộc vào cảm nhận cũng như cơ địa của từng người. Tuy nhiên, tâm lý chung của các bà mẹ là từ hồi hộp chuyển sang vui mừng, hạnh phúc, 1 số có thể bị căng thẳng, lo lắng vì bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm làm mẹ.

Bên cạnh đó, có thai cũng khiến cơ thể mẹ thay đổi, cả về tâm, sinh lý:

  • Tâm lý: Trở nên nhạy cảm hơn, dễ buồn, vui thất thường, dễ bị tổn thương, suy nghĩ nhiều, thậm chí khóc vì những điều rất nhỏ….
  • Sinh lý: Mẹ sẽ tạm thời không có kinh nguyệt trong giai đoạn mang thai. Các hormone trong cơ thể cũng thay đổi, cụ thể là estrogen tăng lên, máu lưu thông nhiều hơn nên vùng kín cũng trở nên ẩm ướt, mềm hơn. Điều này khiến ham muốn của mẹ bầu cũng tăng lên.
  • Ngoài ra, hầu hết phụ nữ có thai cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng ốm nghén, đặc biệt là trong 3 tháng đầu: cảm giác buồn nôn, nhạy cảm với mùi, tức ngực, khó thở, khẩu vị bị thay đổi, thèm đồ chua hoặc ngọt….

Xem thêm: Ốm nghén xảy ra và kết thúc khi nào? Chữa trị ra sao?

Mẹ nên làm gì khi phát hiện mình có thai?

Hầu hết các chị em đều phát hiện mình có thai sau khi chậm kinh vài ngày hoặc 1 tuần. Sau đó, sẽ dùng que thử để xác định. Nếu que thử 2 vạch thì chúc mừng mẹ đã mang thai ở những tuần đầu tiên. Để chắc chắn hơn, mẹ cần đi khám bác sĩ để xem thai nhi đã vào trong tử cung hay chưa.

Sau khi đi khám và chắc chắn là mình đã có thai, mẹ cần có những thay đổi nhất định để tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi:

  • Ăn uống đủ chất: Bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất từ: thịt, cá, trứng, sữa… đặc biệt là bổ sung sắt và canxi. Có thể sử dụng 1 số loại vitamin tổng hợp nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh làm việc mệt mỏi, căng thẳng quá mức. Hạn chế thức khuya, nên tạo thói quen đi ngủ theo khung giờ nhất định, tránh bị quá giấc hoặc ngủ không ngon giấc.
  • Vận động, đi lại nhẹ nhàng: Tránh khiêng vác nặng, đi giày cao gót hay chạy nhảy, vấp ngã. Mẹ chỉ nên làm mọi việc 1 cách nhẹ nhàng, từ tốn…
  • Đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để nắm được tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu có biểu hiện gì bất thường: ra máu âm đạo, đau bụng dưới… thì cần đi khám bác sĩ sớm.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi có thai là gì? Có thai cảm giác như thế nào và những gì mẹ nên làm để có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.