Các mẹ ơi! em bé trong bụng mẹ có bị nấc không ạ?

0 395

Em bé trong bụng mẹ có bị nấc không ạ? Thỉnh thoảng em có cảm giác em bé đang bị nấc cụt vì nhịp khá đều. Dạo gần đây, em thường xuyên cảm nhận được như vậy? Xin hỏi, điều này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé hay không? Em có nên điều chỉnh gì để bé không nấc như vậy nữa? Em xin cảm ơn!

Thanh Tâm – Thừa Thiên Huế

Nội dung chính trong bài

Trả lời: em bé trong bụng mẹ có bị nấc không!

Em bé trong bụng mẹ có bị nấc không thì câu trả lời là . Đây được đánh giá là một hiện tượng bình thường của thai nhi. Tất cả các em bé trong bụng đều có thể bị nấc.

Nấc cũng được coi là một mốc đánh dấu sự lớn lên của thai nhi. Các mẹ bầu hoàn toàn có thể cảm nhận được em bé của mình đang bị nấc nếu để ý kĩ. Trong một số trường hợp, mẹ nhầm lẫn nó với các cử động khác.

Em bé trong bụng mẹ có bị nấc cụt

Nguyên nhân nào khiến cho em bé trong bụng mẹ bị nấc?

Em bé trong bụng mẹ có bị nấc không thì câu trả lời là có. Vậy, nguyên nhân nào khiến cho thai nhi bị nấc?

Sự chuyển động bất thường của cơ hoành

Cũng như tình trạng nấc ở người lớn, thai nhi bị nấc có thể là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành. Khi các cơ quan chưa được hoàn chỉnh, việc tự cân bằng gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, việc trẻ hít vào, đẩy nước ra cũng có thể gây nên hiện tượng nấc cụt.

Dây rốn bị chèn ép

Thường thì, bước vào tuần thứ 32 mẹ sẽ thấy em bé bị nấc cụt nhiều lần và thời gian mỗi lần nấc cũng vì thế mà kéo dài hơn. Nguyên nhân là do dây rốn của trẻ bị chèn ép. Thực tế, đây là một biểu hiện nguy hiểm và nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ trong bụng. Khi dây rốn bị chèn thì cũng đồng nghĩa với lượng oxy cung cấp cho trẻ bị hạn chế, thai di dễ nấc.

Dây rốn bị chèn ép là một nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc

Bé “rục rịch” muốn được chào đời

Mẹ trả lời được câu hỏi em bé trong bụng mẹ có bị nấc không. Nhưng, mẹ có biết đây cũng có thể là một biểu hiện cho việc bé chuẩn bị chào đời.

Nấc cụt có thể là bé đang thực hành động tác bú mút. Nếu bé chào đời cùng với một số vết đỏ trên da thì rất có thể khi trong bụng bé tập bú gây nên nấc cụt.

Những biểu hiện điển hình khi thai nhi bị nấc mẹ cần biết

Mẹ đã trả lời được em bé trong bụng mẹ có bị nấc không, vậy, biểu hiện khi thai nhi nấc là như thế nào?

Có nhiều mẹ bị nhầm lẫn giữa thai nấc và thai máy. Những biểu hiện điển hình khi thai nấc là:

– Về nhịp điệu

Thai nhi nấc cụt, mẹ sẽ cảm thấy vùng bụng dưới có những cú giật nhẹ. Khi mẹ nhẹ đặt tay lên bụng sẽ cảm nhận thấy những rung động như tiếng tim đập. Nếu là thai máy, sẽ sẽ không thể cảm nhận được sự đều đều  mà có những lúc nhanh – chậm khác nhau và cũng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau.

– Về thời gian

Trung bình, mỗi cơn nấc thường kéo dài từ 3 – 15 phút. Mỗi ngày có thể thai nhi sẽ bị nấc nhiều lần. Trong suốt thai kì của mình, có những mẹ sẽ cảm thấy bé nấc thường xuyên nhưng có những mẹ lại không một lần thấy bé nấc. Đây cũng là điều bình thường và không cần phải lo lắng!

– Về mức độ

Thời điểm tam cá nguyệt thứ hai trẻ bị nấc hay máy đều nhẹ nhàng như nhau. Nhưng, khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3, trẻ máy thường mạnh do đã lớn còn nấc thì vẫn nhẹ nhàng như những tháng trước.

– Về thời điểm

Không có thời điểm cố định thai nấc. Vào bất cứ lúc nào, dù ngày hay đêm thì trẻ vẫn hoàn toàn có thể bị nấc.

Vào bất cứ thời điểm nào trẻ cũng có thể bị nấc

Khi em bé trong bụng mẹ bị nấc thì nên làm gì?

Như mẹ đã biết, tình trạng em bé trong bụng mẹ bị nấc cụt không phải là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé, trừ trường hợp dây rốn bị chèn ép mạnh. Khi mẹ thấy trẻ bị nấc mạnh kèm theo những biểu hiện lạ thì nên thăm khám càng sớm càng tốt.

Cùng với đó, để thai nhi đỡ nấc, mẹ nên:

– Xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều hơn.

– Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.

– Nếu bé nấc nhiều mẹ có thể đi lại, thay đổi tư thế. Đây là cách giúp cho thai nhi có được cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn.

Bài viết nhỏ giúp mẹ trả lời câu hỏi: em bé trong bụng mẹ có bị nấc không đồng thời cũng đưa ra một số thông tin về tình trạng này, những lời khuyên giúp mẹ khắc phục. Mặc dù, chỉ là một tình trạng bình thường của trẻ nhưng mẹ cũng không nên chủ quan quá nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.