Em đang có ý định mang thai đứa con đầu lòng. Em có tìm hiểu thì thấy sau khi sinh phụ nữ thường bị hậu sản. Em không rõ bị hậu sản là như thế nào? Em phải làm sao để tránh hậu sản sau khi sinh? Mong nhận được hồi đáp từ chuyên gia! Em cảm ơn!
(Phùng Chinh – 25 tuổi – Hà Nam)
Bạn Phùng Chinh thân mến!
Cảm ơn bạn quan tâm và tin tưởng để gửi câu hỏi và chia sẻ với chúng tôi về những thắc mắc của mình. Bạn hẳn sẽ là một người phụ nữ rất chu đáo, quan trọng tới sức khỏe khi lo tới những vấn đề sau sinh.
Sau đây là giải đáp từ chuyên gia của chúng tôi về việc giải thích bị hậu sản là sao hay bị hậu sản là như thế nào và làm sao để tránh bị hậu sản sau khi sinh con. Bạn Chinh và các chị em khác có ý định mang thai hay đang mang thai thì cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính trong bài
Phụ nữ bị hậu sản là như thế nào?
Hậu sản là thời kỳ sau khi sinh 4 đến 6 tuần của phụ nữ. Khi đó cơ thể sản phụ còn rất yếu sau một cuộc hành trình vượt cạn đầy gian nan nên có nhiều sự biến đổi trong cơ thể. Đó cũng chính là thời gian ở cữ khiến các mẹ dễ mắc các bệnh về tâm lý và thể chất. Khi gặp phải các dấu hiệu bệnh từ tâm lý cho đến thể chất thì đó sẽ là câu trả lời cho câu hỏi hậu sản là bị làm sao?
Vậy dấu hiệu nhận biết bị hậu sản là như thế nào?
Nếu như các sản phụ gặp phải những triệu chứng sau kéo dài trong 2 tuần thì có thể đã bị hậu sản:
- Người mẹ cực kỳ nhạy cảm, cảm thấy dễ bị tổn thương, tủi thân, buồn phiền với những chuyện mà trước khi sinh mẹ thấy nó là điều bình thường.
- Nếu như bạn cảm thấy tinh thần hay bị suy sụp, không tìm thấy niềm vui hay thích thú trong cuộc sống hàng ngày cũng là dấu hiệu cảnh báo bị hậu sản.
- Ăn không ngon miệng, không thiết ăn uống thứ gì.
- Cơ thể hay bị mệt mỏi, uể oải, kiệt sức mặc dù sinh xong đã được 3, 4 tháng.
- Nếu như bạn còn thắc mắc bị hậu sản là như thế nào thì đó cũng chính là khi tự nhiên bạn cảm thấy bất ổn, dễ khóc, bực bội, hoang mang.
- Không muốn gặp gỡ, giao tiếp với ai đó cũng là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh – 1 trong những bệnh thuộc hậu sản sau sinh.
Làm sao để tránh bị hậu sản sau khi sinh?
Sau khi bạn đã hiểu bị hậu sản là sao, bị hậu sản là như thế nào chắc hẳn bạn sẽ không khỏi lo lắng làm sao để bản thân mình phòng tránh những nguy hiểm này. Sau đây là 2 tiêu chí quan trọng trong việc phòng tránh hậu sản sau sinh. Đó là việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và chăm sóc sức khỏe thể xác thật tốt.
Để tránh bị hậu sản cần phải chăm sóc sức khỏe tinh thần mẹ thật tốt
Bệnh về mặt tinh thần cũng là loại bệnh khá nguy hiểm vì nó liên quan đến thần kinh, trí não. Chính vì thế, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần sau sinh rất cần thiết. Công việc này không chỉ riêng sản phụ phải cố gắng mà cần có người thân, đặc biệt là chồng hỗ trợ. Đây không phải là là trách nhiệm của riêng ai mà là góp công sức cho một người phụ nữ đã sinh con cho chồng và đã sinh cháu cho ông bà.
Mọi người có thể làm giảm bớt gánh nặng sự mệt mỏi cho sản phụ bằng việc thay phiên nhau chăm em bé, làm việc nhà, tránh để sản phụ làm việc nặng nhọc,… Sản phụ nên chia sẻ những khó khăn mà bản thân cảm thấy không được thoải mái để mọi người tìm cách giải quyết.
Đặc biệt, bản thân người mẹ phải ăn uống, ngủ nghỉ một cách hợp lý, tránh những căng thẳng, mệt mỏi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ,…
Chăm sóc sức khỏe thể chất sau sinh cẩn thận sẽ không chịu nỗi lo bị hậu sản
Bị hậu sản là như thế nào, là bị làm sao thường thì ảnh hưởng nhiều đến thể xác gây ra các tình trạng như: đau bụng dưới, táo bón, trĩ, viêm nhiễm hậu sản,… Cho nên, đây là điều người mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Bởi vì nó không chỉ gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến bé.
- Thời gian đầu sau sinh, cần theo dõi sức khỏe sản phụ cẩn thận, từ sản dịch, huyết áp, số lần đi tiểu cho tới tinh thần. Nếu có những dấu hiệu bất thường phải báo lại ngay với bác sỹ.
- Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung đúng cách, không nên kiêng quá mức mà cần bồi bổ sau sinh đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Tắm không phải là việc cần kiêng sau sinh mà là không tắm bằng nước lạnh, không ngâm mình lâu mà phải tắm bằng nước ấm, nơi kín gió, chỉ lau dội nhanh.
- Cần kiêng cữ chuyện “chăn gối” vợ chồng trong thời gian ở cữ để mẹ đảm bảo sức khỏe và tránh bị hậu sản không mong muốn.
Để phòng tránh bị hậu sản, không chỉ cần sự nỗ lực của riêng sản phụ mà cần hỗ trợ từ phía người thân trong gia đình. Bạn Phùng Chinh nói riêng và chị em đang chuẩn bị “lâm bồn” nói chung, đã biết bị hậu sản là như thế nào và cách đối phó rồi đúng không? Hãy chia sẻ ngay bài viết này với người thân của mình, đặc biệt là chồng để cùng bạn trải qua quãng thời gian khó khăn sau sinh nở này.
Chúc các bạn thực hiện thành công và tránh được những rủi ro sau khi sinh!
Trân trọng!
Nguồn: Mebeaz.com