Vì sao phụ nữ mang thai hay bị khó thở? Phải làm sao để khắc phục?

0 356

Khó thở khi mang thai là tình trạng hầu hết các mẹ bầu gặp phải, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy nguyên nhân do đâu và phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Nếu kéo dài thì có nguy hiểm không và khi nào cần đi khám?

Nội dung chính trong bài

Mang thai bị khó thở
Mang thai bị khó thở

Các chuyên gia của Mebeaz cũng đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề khó thở khi mang thai:

Vì sao phụ nữ mang thai hay bị khó thở?

Hỏi: Thưa chuyên gia, tại sao phụ nữ khi mang thai lại hay bị khó thở ạ? Cháu mới bầu tháng thứ 3, bụng chưa lớn lắm mà đã cảm thấy rất khó chịu rồi. Không biết những mẹ bầu khác có bị như vậy không?

Chuyên gia giải đáp: Theo nghiên cứu, có tới 60 – 70% phụ nữ bị khó thở khi mang thai. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là nồng độ hormone progesterone tăng cao làm ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não, từ đó làm mẹ bầu khó thở hơn, hơi thở cũng trở nên gấp gáp hơn.
  • Khi mang thai bị khó thở cũng do tử cung lớn dần lên để thích hợp với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi) bị hạn chế, làm mẹ bầu cảm thấy khó thở.
  • Một số trường hợp thiếu máu do thiếu sắt nhưng không được điều trị kịp thời cũng có thể khiến phụ nữ bị khó thở khi mang thai ở tháng đầu.
  • Ngoài ra, 1 số nguyên nhân như: Mặc quần áo quá chật, vận động mạnh, hay cố chống lại các cơn buồn ngủ khi mang thai cũng khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, nặng nề hơn.

Xem thêm: Vì sao có thai lại bị khó ngủ? Cẩn thận hại mẹ, hại cả thai nhi!

Khó thở khi mang thai có nguy hiểm không?

Hỏi: Cháu đang cảm thấy lo quá, càng sắp sinh lại càng cảm thấy khó thở, ngột ngạt. Đặc biệt là khó thở khi nằm và vào ban đêm, nhiều hôm còn bị mất ngủ. Như vậy có nguy hiểm không? Cháu có cần phải đi khám không ạ? 

Chuyên gia giải đáp: Tình trạng khó thở khi mang thai có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, chủ yếu là bắt đầu vào tháng thứ 4 và trở nên nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng vì nó không gây ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Chỉ trừ 1 số trường hợp khó thở khi mang thai kèm các triệu chứng sau thì các mẹ tuyệt đối không nên chủ quan:

  • Bà bầu khó thở kèm hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh.
  • Cảm giác khó thở khi mang thai ngày càng nghiêm trọng, thậm chí bị ngay từ những tháng đầu tiên. Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, phải gắng sức.
  • Khi làm việc nào đó mẹ bầu có cảm giác đau ngực, đau liên tục không thở được
  • Bà bầu bị khó thở về đêm, hụt hơi thở.
  • Hay mang thai bị khó thở kèm theo hiện tượng da chân chuyển sang màu đỏ, sưng to.

Khi gặp phải những tình trạng như vậy, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám sớm để xử trí kịp thời, đặc biệt là những thai phụ có tiền sử bệnh hen suyễn, cần gặp bác sĩ để nhận lời khuyên tốt nhất, đảm bảo có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Vậy mang thai bị khó thở phải làm sao để khắc phục?

Hỏi: Có cách nào khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai không? Em nghe nói là thai nhi càng lớn thì mẹ bầu sẽ càng ì ạch, nặng nề hơn, việc hô hấp cũng trở nên khó khăn hơn.

Chuyên gia giải đáp: Như đã nói ở trên thì phụ nữ mang thai bị khó thở cũng là hiện tượng bình thường, không có vấn đề gì quá nghiêm trọng, cũng không có cách xử lý triệt để. Thay vào đó, các mẹ có thể khắc phục để cảm thấy dễ chịu hơn bằng những cách sau:

  • Thay đổi tư thế: Nếu đang ngồi, mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng, đẩy vai ra phía sau. Nếu mẹ bầu khó thở khi nằm, có thể chèn gối ở phía trên để giảm bớt áp lực của tử cung lên cơ hoành. 
  • Nếu bà bầu khó thở về đêm, nên nên nâng cao đầu để đường hô hấp thông thoáng, dễ thở hơn, đồng thời kê cao chân để máu lưu thông tốt hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao. Những bài tập nhẹ nhàng, như yoga sẽ giúp mẹ bầu điều hòa và kiểm soát hơi thở tốt hơn, cung cấp thêm oxy cho phổi. Bơi lội, đi bộ hoặc các bài tập hít thở cũng giúp giảm tình trạng khó thở khi mang thai.
  • Thư giãn, thoải mái tinh thần, không căng thẳng, lo lắng quá mức khiến hơi thở dồn dập, nặng nề hơn. 

Kết luận: Khó thở khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp, các mẹ bầu không cần quá lo lắng và hoàn toàn có thể tìm cách khắc phục như chúng tôi đã nói bên trên. Trường hợp khó thở nặng kèm các biểu hiện bất thường (hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu…) thì cần đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để xử trí kịp thời nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.