Phụ nữ mang thai hay khóc: Con có thể “gánh” 4 hậu quả khó lường!
Phụ nữ mang thai hay khóc không những sẽ ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe của bản thân mà còn gây hại cho cả thai nhi trong bụng. Theo dõi bài viết dưới đây để biết 4 hậu quả con có thể gánh chịu khi bà mẹ hay khóc trong thai kỳ nhé!
Nội dung chính trong bài

Tìm hiểu 1 số nguyên nhân khiến bà mẹ mang thai hay khóc
Phụ nữ mang thai hay khóc có thể do nhiều nguyên nhân:
– Trước hết, xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, hormone Estrogen và Progesterone tăng lên, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc. Từ đó, khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ khóc hơn.
– Những căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ quá nhiều khi mang thai như: Con có khỏe mạnh, phát triển bình thường không? Liệu mình có thể chăm sóc tốt cho con được không? Điều này cũng khiến thai phụ mệt mỏi, tâm lý bất ổn và hay khóc khi mang thai.
– Sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình, đặc biệt là người chồng cũng rất quan trọng. Nếu không nhận được sự chia sẻ, động viên từ gia đình, người vợ sẽ cảm thấy bị tủi thân, buồn chán, tâm trạng u uất và dễ khóc lóc, suy nghĩ tiêu cực.
– Ngoài ra, phụ nữ mang thai hay khóc cũng có thể do mệt mỏi, kiệt sức vì bị ốm nghén, chán ăn, thường xuyên buồn ngủ và không thể tập trung cho công việc, cuộc sống hàng ngày.
- Xem thêm: Có thai bị khó thở phải làm sao?
4 hậu quả thai nhi phải gánh chịu khi mẹ mang thai hay khóc
Bà mẹ mang thai hay khóc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân, người lúc nào cũng mệt, mất sức, ảnh hưởng tới thị giác, thậm chí kéo dài có thể dẫn tới mờ mắt.
Mặt khác, khóc lóc nhiều sẽ khiến tâm lý trở nên bất ổn, điều này sẽ gây hại trực tiếp cho thai nhi:
1. Thai nhi có thể bị dị tật, hở hàm ếch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh nếu người mẹ thường xuyên căng thẳng và hay khóc khi mang thai. Đặc biệt là tháng thứ 2, vòm miệng và hàm trên của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành. Nếu mẹ hay khóc, lo lắng quá mức hay gia tăng cảm xúc đột ngột có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch do sự thay đổi hormone.
2. Con có thể chậm phát triển nếu mẹ mang thai hay khóc
Thai nhi từ 7 tháng tuổi đã có thể hiểu và nghe được âm thanh bên ngoài nên nếu mẹ hay khóc lóc, buồn bã, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng, làm thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời. Con sinh ra chậm phát triển, dễ mắc các bệnh về tâm lý, tự kỷ, chậm nói, hay quấy khóc…
3. Thai nhi yếu và nhẹ cân
Bà mẹ mang thai hay khóc, tâm lý bất ổn, căng thẳng, sợ hãi… đặc biệt là trong những tháng cuối, máu sẽ lưu thông kém, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai. Trong trường hợp này, bé sinh ra thường yếu, nhẹ hơn 0,5 – 1kg so với tiêu chuẩn. Ngoài ra, bé cũng có thể bị kém thông minh, chậm phát triển.
4. Mẹ mang thai hay khóc cũng có nguy cơ cao bị sinh non
Tình trạng khóc nhiều, mẹ gặp phải cú sốc tâm lý, đau khổ, tuyệt vọng… có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu, sinh non, bong nhau non. Hoặc nhiều người có những suy nghĩ tiêu cực có thể bị trầm cảm khi mang thai, thậm chí giết hại đứa con của chính mình khi nó còn chưa kịp chào đời.

Lời khuyên từ chuyên gia khi phụ nữ mang thai hay khóc
Như đã nói ở trên thì phụ nữ mang thai hay khóc tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, ảnh hưởng tới cả mẹ và bé, sự phát triển của con sau này. Vì vậy, các bà mẹ nên:
- Kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Chấp nhận những thay đổi cả về tâm, sinh lý trong thai kỳ, bao gồm cả việc ốm nghén, không ăn được gì, người mệt mỏi hơn, dễ cáu gắt hơn…
- Thư giãn, thoải mái tinh thần, suy nghĩ tích cực trong mọi vấn đề, tránh tình trạng hay khóc khi mang thai.
- Chia sẻ nhiều hơn với chồng, người thân về những khó khăn mình gặp phải để được giúp đỡ.
- Ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tác nhân gây bệnh.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên: đi bộ, ngồi thiền, tập yoga… để tăng cường sức khỏe, thư giãn đầu óc.
Tóm lại, hay khóc khi mang thai là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào. Tuy nhiên, vì nguyên nhân gì đi chăng nữa thì cũng cần phải hạn chế và sớm tìm cách khắc phục. Nếu không thể cải thiện tình hình thì hãy đi gặp bác sĩ để nhận lời khuyên tốt nhất nhé!
Nguồn: Mebeaz.com