Bà bầu mang thai ra máu phải làm sao? Cẩn thận kẻo mất con

0 215

Hiện tượng mang thai ra máu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là hiện tượng sinh lý của mẹ bầu trong thời gian đầu mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời đón đọc bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Mang thai ra máu có đáng sợ
Mang thai ra máu có đáng sợ

Mang thai ra máu khi nào là bình thường?

Theo thống kê có tới 15% – 25% phụ nữ ra máu trong những tháng đầu mang thai. Đặc biệt là giai đoạn trứng mới được thụ tinh. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được quần lót có một vài vệt máu lốm đốm màu hồng hoặc màu nâu nhạt và được gọi là máu báo thai.

Nhiều chị em khi mang thai ra máu trong tháng đầu thì hoảng hốt nghĩ mình bị sảy thai. Đừng lo lắng vì đây là vấn đề sinh lý bình thường trong giai đoạn thai mới làm tổ ở buồng tử cung.

Tuy vậy, các mẹ cũng cần phải lưu ý máu báo thai chỉ xuất hiện từ 2 – 5 ngày sau đó sẽ hết và không kèm theo hiện tượng bất thường nào. Nếu thấy đau bụng dưới, ra nhiều máu, cảm giác như bị chuột rút… thì các mẹ cần hết sức thận trọng.

>>Xem thêm: Máu báo có thai là gì? Có thai bị ra máu và 9 câu hỏi thường gặp

Bà bầu ra máu nhiều cảnh báo vấn đề nguy hiểm khi mang thai

Lượng máu ra nhiều khi mang thai hoặc kèm theo những biểu hiện lạ, chị em nên đi bệnh viện để khám ngay vì đây có thể là biểu hiện của một số biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ:

Ra máu khi mang thai là sảy thai

Mang thai ra máu nhiều cảnh báo sảy thai
Mang thai ra máu nhiều cảnh báo sảy thai

Sảy thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu, tỉ lệ sảy tự nhiên rơi vào khoảng 10%. Nếu mẹ bầu bị chảy máu nhiều khi mang thai, màu đỏ tươi kèm theo dịch nhầy, ngoài ra thấy bụng đau âm ỉ đến dữ dội, chuột rút thì có thể mẹ đã bị sảy thai. Hãy vào viện và gặp bác sĩ ngay.

Mang thai ra máu do chửa ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, nếu không được xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bà bầu.

Dấu hiệu mang thai ra máu nhiều bất thường có màu đỏ thẫm, bụng đau âm ỉ kéo dài cảm giác như bị táo bón… là những biểu hiện của chửa ngoài dạ con, các mẹ cần phải đi khám ngay để chấm dứt thai kỳ.

Mang thai ra máu do bất thường của nhau thai

Mẹ bầu mang thai ra máu nhiều có thể xuất phát từ những bất thường của nhau thai, cụ thể là:

– Nhau tiền đạo: Hay còn được gọi là rau tiền đạo, là hiện tượng nhau thai bám ở vị trí thấp của tử cung làm cho bánh nhau che lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Tùy vào vị trí bám của nhau thai mà bà bầu ra máu nhiều hoặc ít. Khám thai định kỳ là cách phát hiện nhau tiền đạo. Xem thêm tại đây: https://mebeaz.com/nhau-tien-dao/

– Nhau cài răng lược: Là một phần của nhau thai bám dính sâu vào thành tử cung, không thể tách rời. Nếu mẹ bầu bị nhau cài răng lượng sẽ chảy máu nhiều vào 3 tháng cuối, trong khi sinh, nguy cơ băng huyết cao, thậm chí đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp nhau cài răng lược đều được phát hiện thông qua siêu âm, khám thai.

– Đứt dây nhau thai: Là hiện tượng nhau thai tách khỏi thành tử cung trước hoặc trong khi sinh. Nếu không xử lý kịp thời thai nhi sẽ thiếu oxy dẫn đến suy thai. Ngoài ra máu khi mang thai, mẹ bầu còn cảm thấy đau lưng, đau bụng dữ dội.

Mang thai ra máu do bất thường ở nhau thai
Mang thai ra máu do bất thường ở nhau thai

Mang thai ra máu do các bệnh lý phụ khoa

Các bệnh viêm phụ khoa khi mang thai như viêm âm đạo, viêm niêm mạc tử cung, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung gây ra tình trạng chảy máu. Triệu chứng đi kèm đó là đau hạ vị, rối loạn tiêu hóa, khí hư ra nhiều có màu bất thường, ngứa vùng kín…

>>Xem thêm: Tiểu buốt và tiểu rắt ở phụ nữ khi mang thai nên uống thuốc gì?

Mang thai ra máu cảnh báo chuyển dạ sớm

Nếu mang thai ra máu ở những tháng cuối có thể là dấu hiệu của chuyển dạ. Hoặc xuất hiện trước tuần 37 thì đó có thể là sinh non.

Những triệu chứng khác đi kèm đó là: Tăng dịch tiết âm đạo, gia tăng áp lực ở vùng chậu, đau lưng âm ỉ, có thể bị chuột rút ở bụng hoặc tiêu chảy, các cơn co tử cung có thể xuất hiện cách nhau khoảng 5 – 7 phút, xuất hiện dịch ối…

Mang thai ra máu ở những tháng cuối là dấu hiệu chuyển dạ sớm
Mang thai ra máu ở những tháng cuối là dấu hiệu chuyển dạ sớm

Cách xử lý cho bà bầu khi mang thai ra máu

Khi mang thai ra máu vùng kín các mẹ hoàn toàn không được xem nhẹ nhưng cũng không nên quá lo lắng, hoảng hốt. Những việc các mẹ cần làm đó là:

– Nếu đang ở tháng đầu thai kỳ, nên kiểm tra xem lượng màu nhiều hay ít, màu hồng, nâu, đỏ tươi hay máu cục. Thời gian ra máu là 2 – 3 ngày màu hồng nhạt thì không cần lo lắng quá. 

– Khi mang thai ra máu nhiều, kèm các biểu hiện lạ cần phải vào viện gấp tránh các hậu quả sảy thai, suy thai. Khi phát hiện dọa sảy phải nằm bất động, không đi lại, không quan hệ tình dục, ngoài ra nếu cần bác sĩ sẽ cho nằm viện theo dõi, dùng thuốc chống co thắt tử cung.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tuyệt đối không thụt rửa mạnh.

Tóm lại, đối với hiện tượng mang thai ra máu bà bầu không được chủ quan. Cách tốt nhất là siêu âm và khám thai định kỳ đồng thời kết hợp ăn uống, sinh hoạt điều độ mới đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.