Mang thai trong thời gian cho con bú có những ưu điểm và hạn chế gì?

0 82

Mang thai trong thời gian cho con bú sẽ có những ưu điểm và hạn chế gì? Hãy cùng Mebeaz phân tích câu chuyện này qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính trong bài

Mang thai trong thời gian cho con bú có những ưu và nhược điểm như thế nào?

Mang thai trong thời gian cho con bú có những ưu điểm gì?

Nhiều người cho rằng, việc mang thai trong thời gian cho con bú “đỡ ngại” vì “đằng nào mà chẳng phải nuôi”. Khi mang thai trong thời gian cho con bú sẽ có những cái “tiện” như sau:

  • Khi mang thai trong thời gian cho con bú mặc dù có vất vả nhưng các mẹ có thể chăm sóc “con mọn” trong cùng một thời gian và nhàn hạ về sau. Có thể gọi là “khổ trước sướng sau” cũng vì thế.
  • Việc sinh con liền kề còn giúp gia đình có thể tận dụng được nhiều đồ đạc của em bé trước để lại cho em bé sau. Đây cũng có thể được coi là một khoản tiết kiệm chi phí nhỏ nhỏ nếu mang thai trong thời gian cho con bú.
  • Mang thai trong thời gian cho con bú, lúc này mẹ sẽ không còn bỡ ngỡ với việc chăm sóc con, thay tã, bỉm, cho con ăn… Tất cả mọi thứ dường như các mẹ đã có kinh nghiệm nên sẽ thuận tiện chăm sóc cho em bé thứ 2 dễ dàng hơn.

Mang thai trong thời gian cho con bú có những hạn chế gì?

Việc mang thai trong thời gian cho con bú sẽ khiến các bà mẹ gặp phải một số khó khăn nhất định. Cụ thể là:

  • Mang thai và sinh con liền kề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bà mẹ. Thậm chí có thể gây nguy hiểm ở các bà mẹ sinh mổ nếu vết thương mổ bị ảnh hưởng.
  • Đang trong thời gian cho con bú mẹ mang thai có khả năng “dọa sảy” với em bé đang trong bụng. Lý do bởi, khi bé thứ nhất bú mẹ, lúc này cơ thể mẹ sản sinh ra một oxytocin là một loại hormone co bóp tử cung. Do đó mà có khá nhiều trường hợp các mẹ bầu mang thai khi đang cho con bú phải sinh non.
  • Mang thai trong thời gian vẫn đang cho con bú liền một lúc một sẽ phải chăm sóc cả 2 thiên thần. Chính vì vậy mà sẽ không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi. Nhiều mẹ mang thai bị ốm nghén sẽ rất vất vả trong thời gian này.
  • Ngoài ra, khi mang thai trong thời gian đang cho con bú có thể không làm mất sữa của mẹ. Tuy nhiên, khi mang thai chất lượng sữa sẽ không có mùi thơm ngậy như trước khiến các bé thường bỏ bú mẹ trong thời gian này. Lưu ý, nếu bé không bỏ bú, các mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú đến khi nào muốn nhưng cần phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

    Nếu bé không bỏ bú, các mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú bình thường nhưng phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể mẹ

Có hay không nên mang thai trong thời gian cho con bú?

Với những phân tích về việc mang thai khi đang cho con bú ở bên trên, chúng tôi khuyên các chị em không nên mang thai sớm để đảm bảo sức khỏe. Theo các chuyên gia khuyến cáo, khoảng cách để phụ nữ có thể mang thai trở lại là 2 năm đối với những người sinh thường và 5 năm đối với những người sinh mổ.

Và để làm được điều đó, các ông bố bà mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về các biện pháp tránh thai an toàn sau khi sinh. Trong trường hợp mang thai trong thời gian cho con bú, các mẹ cần đặc biệt thăm khám đúng theo chỉ định của bác sĩ để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Mang thai trong thời gian cho con bú sẽ có những ưu điểm và hạn chế như vậy đó. Hy vọng với những thông tin mà Mebeaz.com cung cấp trên đây sẽ giúp các chị em phụ nữ có kiến thức hữu ích nhất. Cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết này. Chúc các mẹ luôn có một sức khỏe thật tốt!

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.