Chú ý: Cách lên thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy để nhanh khỏi
Đang mang thai hạn chế tối đa sử dụng thuốc nên việc lên thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy góp phần quan trọng trong việc điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi. Vậy lên thực đơn như thế nào giúp mẹ sớm thoát cảnh “tào tháo đuổi”? Mời các mẹ đón đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Nội dung chính trong bài
Thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy cần chú ý những gì?
Phụ nữ mang thai hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém cộng với việc thay đổi hormone khiến mẹ dễ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy. Tuy nhiên, bệnh ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể tự khỏi nếu mẹ chú ý nghỉ ngơi, ăn uống đảm bảo vệ sinh, đồng thời lên thực đơn 1 cách khoa học.
Theo đó, thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy cần chú ý:
Bà bầu bị tiêu chảy NÊN ăn
Thực phẩm giàu probiotics
Vì probiotics là các loại vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giúp chữa lành các tổn thương ở niêm mạc ruột, kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon, hấp thu tốt, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có hại.
1 số loại thực phẩm giàu probiotics cho bà bầu bị tiêu chảy: sữa chua, Kefir (sữa chua uống lên men), phô mai, miso (ăn với liều lượng vừa phải)…
Thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột cũng cần có trong thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy với hàm lượng chất xơ thấp, dễ tiêu, hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá tải, giúp mẹ cải thiện tình trạng tiêu chảy, đầy bụng, óc ách.
1 số loại thực phẩm giàu tinh bột: gạo, khoai tây, bánh mỳ…
Thực phẩm mềm, dễ tiêu
Khi bị tiêu chảy, hoạt động của hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, đường ruột trở nên kém hơn nên bà bầu bị tiêu chảy cần ăn những thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ tiêu.
1 số loại thực phẩm dễ tiêu hóa tốt cho bà bầu bị tiêu chảy: cháo, súp, hạt chia…
Thực phẩm giàu protein
Tiêu chảy không chỉ gây mất nước mà còn khiến cơ thể bị hao hụt nhiều protein, năng lượng. Vì vậy, thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy cũng cần bổ sung protein, giúp sức khỏe nhanh hồi phục.
1 số thực phẩm giàu protein: trứng, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó..), táo, bơ…
Hoa quả tươi, chín
Ăn hoa quả (tươi, chín) giúp bổ sung đa dạng các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bà bầu sớm ổn định tình trạng, phục hồi chức năng hệ tiêu hóa.
1 số loại hoa quả tươi chín bà bầu bị tiêu chảy nên ăn: hồng xiêm, chuối, táo, việt quất…
Thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy KHÔNG nên ăn
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho bà bầu khi bị tiêu chảy, các mẹ cũng cần chú ý không nên ăn:
Gia vị cay, nóng
Thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy cần tránh những gia vị cay nóng như tỏi, ớt… vì chúng có tính kích thích mạnh, làm tăng nhu động ruột, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng hơn, dẫn đến các triệu chứng như: đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu…
Đồ ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ
Không chỉ làm tăng hàm lượng chất béo, đồ ăn chiên xào, chế biến nhiều dầu mỡ còn khiến cho tình trạng táo bón ở bà bầu trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, dù có thèm đến mấy, mẹ cũng cần tránh các món: gà rán, khoai tây rán…
Đồ ngọt
Đồ ngọt, đặc biệt là đồ ngọt nhân tạo làm tăng lượng đường trong máu, cản trở quá trình lưu thông máu đến đường ruột, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn. Đồng thời, đồ ngọt khi vào trong hệ tiêu hóa dễ lên men, sinh ra nhiều khí khiến mẹ bầu khó chịu, đầy hơi, khó tiêu. Đó là chưa kể, ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến mẹ dễ bị lên cân. Vì vậy, thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy cần tránh ăn nhiều đồ ngọt.
Hải sản
Các loại hải sản: tôm, cua, cá… dễ gây lạnh bụng nên không thích hợp cho bà bầu khi bị tiêu chảy, khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, 1 số loại hải sản (cá thu, cá ngừ, cá kiếm…) chứa thủy ngân vô cơ cũng gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan
Thông thường, chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều chất xơ trong thời gian bị tiêu chảy sẽ khiến cho đường ruột khó chịu, tổn thương nghiêm trọng hơn. Vì vậy, mẹ cần tránh chất xơ hòa tan có nhiều trong: đậu hà lan, bắp cải, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
Gợi ý thực đơn 4 món cho bà bầu bị tiêu chảy
Tùy vào sở thích, nhu cầu ăn của mẹ mà cách lên thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy sẽ khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra gợi ý 1 số món để các mẹ tham khảo:
1. Cháo đậu xanh với thịt xay
Nguyên liệu:
- 30g gạo tẻ
- 50g đậu xanh
- 50g thịt nạc lợn xay
Cách chế biến:
- Thịt lợn xay ướp với hành tím và gia vị rồi đem xào chín.
- Đậu xanh và gạo đãi sạch, cho vào nước dùng hầm nhừ cùng với thịt.
- Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, thêm chút hành lá, ngò vào tắt bếp.
- Bổ sung món cháo này vào thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy tuần 2 – 3 bữa giúp bổ sung nước, chất xơ và đào thải chất độc trong ruột khi bị tiêu chảy.
2. Khoai tây nghiền có trong thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy
Nguyên liệu:
- 2 củ khoai tây
- 100g thịt bò bằm nhuyễn
Cách chế biến:
- Khoai tây gọt vỏ, đem hấp chín rồi cho vào chén tán nhuyễn.
- Thịt ướp gia vị 15 phút rồi xào chín.
- Trộn các nguyên liệu đã sơ chế cùng với một ít hạt nêm, muối, tiêu, 1 thìa dầu hạt lanh ( có thể thay thế bằng dầu ôliu ).
- Có thể ăn liền hoặc bỏ khay bỏ nướng khoảng 20 phút.
3. Trứng gà lá mơ
Nguyên liệu:
- 2 – 3 quả trứng gà
- 1 nắm lá mơ nhỏ
Cách chế biến:
- Lá mơ rửa sạch thái nhỏ.
- Đập trứng ra bát rồi bỏ lá mơ vào khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn.
- Bắc chảo nóng, rải 1 lớp lá chuối ở dưới rồi đổ trứng lên.
- Sau đó, phủ lên trên 1 lớp lá chuối nữa.
- Lật cho chín đều cả 2 mặt là có thể ăn được. Thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy nên có 2 – 3 bữa trứng gà lá mơ/ tuần.
4. Thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy có súp cà rốt, khoai tây
Chuẩn bị:
- 300g cà rốt
- 100g thịt xay nhuyễn
- 1 củ khoai tây.
Cách chế biến:
- Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc ngắn hầm nhừ, khoai tây cũng làm tương tự.
- Vớt cái ra cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Thịt xào chín.
- Cho cà rốt, khoai tây, thịt vào nồi nước luộc lúc nãy nấu cho sôi đều, thêm chút muối, tiêu, hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp.
- Bổ sung món súp này trong thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy 3 ngày 1 lần giúp cầm tiêu chảy, ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa.
Trên đây là những lưu ý khi lên thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy, nên và không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Thông thường, các mẹ có thể tự phục hồi mà không cần dùng thuốc. Ngược lại, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện triệu chứng sốt, nôn, cơ thể mất nhiều nước, mệt mỏi, kiệt sức thì mẹ nên đi khám bác sĩ sớm, không tùy tiện dùng thuốc tại nhà.
Lưu ý: Bà bầu bị tiêu chảy cũng nên uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày để bù nước cho cơ thể.
Nguồn: Mebeaz.com