Trẻ 2 tuổi tiêm phòng mũi gì? Tiêm viêm gan B có quá muộn?

0 146

Tiêm phòng là cách tốt nhất để hạn chế những rủi ro của một số bệnh cho trẻ. Trẻ 2 tuổi tiêm phòng những mũi gì và tiêm phòng viêm gan B cho trẻ 2 tuổi có phải là quá muộn không? Điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con yêu của mình. Các mẹ cùng theo dõi bài viết sau của Mebeaz để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Thời gian tiêm phòng viêm gan B chuẩn cho trẻ

Vắc xin viêm gan B giúp phòng tránh được virus siêu vi B, có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tiêm phòng viêm gan B rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh để giúp con phòng tránh loại virus gây siêu giảm khả năng miễn dịch này.

Trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin viêm gan B ngay sau sinh trong vòng 24 giờ. Đối với trường hợp mẹ đang mắc viêm gan B thì cần tiêm thêm cho bé 1 mũi kháng thể HBlg (huyết thanh kháng viêm gan B) trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau sinh. Loại vắc xin này cần tiêm 4 mũi với thời gian cụ thể như sau: 

  • Mũi 1: Tiêm ngay sau sinh trong vòng 24 giờ.
  • Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng.
  • Mũi 3: Sau mũi thứ 2 là 1 tháng.
  • Mũi 4 tiêm nhắc lại sau mũi thứ 3 là 1 năm.
Thời gian tiêm phòng viêm gan b chuẩn cho trẻ
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ từ khi mới sinh cho đến 1 tuổi

Như vậy dựa vào thời gian tiêm phòng trên, các mẹ có thể thấy trẻ 2 tuổi không nằm trong đối tượng tiêm phòng.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ 2 tuổi có phải quá muộn?

Mũi tiêm cuối cùng phòng viêm gan B cho trẻ là khi bé được 14 tháng. Vậy tiêm phòng viêm gan B cho trẻ 2 tuổi liệu còn có tác dụng gì nữa không? Có nên tiêm hay không là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lỡ lịch tiêm chủng như: đi du lịch quên lịch hẹn tiêm nhắc lại, không được tiêm khi trẻ đang mắc một số bệnh cấp tính, sốt, viêm hoặc một số nguyên nhân khác không thể tiêm đúng hẹn.

Không phải tự nhiên WHO đề ra thời gian tiêm chủng phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vì khi được tiêm đúng phác đồ sẽ có hiệu quả tối ưu hơn, tránh được nhiều nguy cơ hay phản ứng với thuốc. 

Tuy nhiên, việc phòng bệnh về cơ bản chỉ đưa ra thời gian tối thiểu giữa 2 liều vắc xin chứ không có khoảng cách tối đa là bao nhiêu. Sau lịch hẹn hay khi sức khỏe con hồi phục, cha mẹ đưa bé đi tiêm phòng được càng sớm càng tốt. Việc tiêm phòng không bị mất tác dụng của thuốc nhưng tác dụng phòng bệnh không đạt được hiệu quả tối ưu như thời gian tiêm đúng lịch hẹn. 

Vì thế, tiêm phòng viêm gan B cho trẻ 2 tuổi vẫn là nên làm để cha mẹ yên tâm hơn nhé!

Tiêm phòng viêm gan b cho trẻ 2 tuổi có phải quá muộn?
Tiêm phòng viêm gan b cho trẻ 2 tuổi vẫn cần thiết nhưng hiệu quả không tối ưu

Tham khảo: 

http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/2281/tiem-phong-khong-dung-lich-hen-co-lam-mat-tac-dung-cua-vac-xin-khong

Trẻ 2 tuổi tiêm phòng những mũi gì?

Trẻ dưới 1 tuổi sẽ phải đi tiêm phòng khá là nhiều tuy nhiên đến khi trẻ tròn 2 tuổi thì việc tiêm phòng sẽ được giảm bớt. Cụ thể là:

  • Tiêm phòng viêm màng não do não mô cầu A+C
  • Tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản B mũi thứ 3 (Mũi 1 tiêm lúc 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 7 – 14 ngày và mũi 3 sau 1 năm).
  • Tiêm phòng bệnh thương hàn gồm 2 mũi. Mũi đầu khi trẻ tròn 2 tuổi và mũi thứ 2 nhắc lại sau 3 năm.
  • Vắc xin tả 2 lần uống (dành cho những trẻ sống ở vùng nguy cơ cao như dân tộc thiểu số, môi trường sống không sạch sẽ,..) và lần 2 sau lần một là 2 tuần.
Trẻ 2 tuổi tiêm phòng những mũi gì?
Trẻ 2 tuổi cần tiêm phòng những loại vắc xin gì?

Lưu ý về cách tính tuổi tiêm chủng để cha mẹ cho con đi tiêm phòng đúng lịch nhất:

  • Trẻ sơ sinh tính từ khi mới sinh ra đến 29 ngày tuổi.
  • Trẻ 1 tháng tuổi tính từ khi trẻ tròn 1 tháng đến 1 tháng 29 ngày.
  • Trẻ 1 tuổi sẽ được tính từ khi tròn 1 tuổi đến 1 tuổi 11 tháng 29 ngày.

Tương tự như vậy với các tháng tuổi và năm tuổi khác.

Với những chia sẻ từ bài viết trên hy vọng đã giúp các mẹ biết tiêm phòng viêm gan B cho trẻ 2 tuổi đã quá muộn chưa và trẻ 2 tuổi tiêm phòng những mũi gì đúng theo lịch tiêm chủng của WHO. Một trong những cách bảo vệ và chăm sóc con tốt nhất là nhớ lịch tiêm phòng của con đừng để lỡ lịch hẹn quá lâu, vắc xin sẽ giảm tác dụng của thuốc. Chúc các bé luôn mạnh khỏe và hay ăn chóng lớn!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.