Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi từ A đến Z

0 85

Trong mỗi giai đoạn, trẻ cần được chăm sóc khác nhau để phát triển. Vậy, trẻ 4 tháng tuổi cần chăm sóc như thế nào để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện, cân đối?

Nội dung chính trong bài

4 Biểu hiện điển hình cho sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Khi bước sang tháng thứ 4, trẻ bắt đầu có những biểu hiện điển hình:

Trẻ biết lật

Trẻ có thể tự lật. Khi nằm sấp, trẻ có thể dùng hay tay chống xuống để nhắc đầu và vai lên. Đây được coi như một bài tập luyện giúp cho bé khỏe hơn cũng như có thể quan sát được không gian xung quanh. 

Mẹ sẽ khá bất ngờ với những gì bé có thể làm được trong tháng này. Từ nằm ngửa bé có thể nằm sấp hoặc lật từ sấp sang ngửa.

Bé biết lật
4 Tháng tuổi bé có thể lẫy/ lật

Trẻ biết tư duy

Điều mà mẹ có thể dễ dàng nhận được đó chính là bé có xu hướng bắt đầu biết tư duy. Biết quen mặt với mẹ hay những người thân. Khi sinh ra, não trẻ sơ sinh có khoảng 100 tỷ tế bào, theo thời gian chúng sẽ được kết nối và phần nào hình thành nên tính cách của trẻ.

Trẻ biết chơi đồ vật

Bé sơ sinh 4 tháng tuổi bắt đầu biết chơi đồ chơi và nghịch ngợm. Do đó, giai đoạn này, mẹ có thể mua những món đồ chơi giúp kích thích và phát triển trí não trẻ.

Những trò chơi đơn giản chỉ là cầm nắm đồ chơi, thả đồ chơi xuống, cười với bé… Bé cũng sẽ biết thể hiện thái độ của mình và cười nhiều khi mọi người ở xung quanh.

Trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng
Có những trẻ mọc răng sớm

Yếu tố ảnh hưởng tới tới việc mọc răng sớm – muộn của trẻ được quyết định một phần do di truyền. Nhiều  mẹ bổ sung canxi với số lượng quá lớn thường gây nên tình trạng mọc răng sớm.

Rất nhiều trẻ sẽ có hiện tượng sưng nướu hoặc nướu xuất hiện vết hằn của răng sắp mọc. Và, sau khoảng mấy tuần sau tại vị trí đó sẽ mọc lên một chiếc răng. Mỗi bé sẽ có những phản ứng khác nhau với việc mọc răng, có bé sẽ đau, sốt; nhưng ngược lại có những bé lại hoàn toàn bình thường.

Như vậy, trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có những dấu mốc phát triển điển hình riêng của mình. Mẹ cần nắm được điều này để có hướng điều chỉnh trong việc chăm bé.

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào cho đúng?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi như thế nào thì mẹ cần phải quan tâm một cách toàn diện tới chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ cũng như phát triển thể chất của trẻ.

>> Xem ngayCách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi một cách khoa học

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi ăn gì?

Với trẻ 4 tháng tuổi sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Trong giai đoạn này mẹ không cần bổ sung bất cứ loại thực phẩm nào ngoài sữa cho trẻ. Sữa mẹ vẫn luôn là loại thức ăn được đánh giá tốt nhất.

Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, hệ xương cũng cũng chưa đủ cứng cáp để ăn dặm hay nhai nuốt. Nếu mẹ cho trẻ ăn quá sớm thường khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải, một số trẻ còn gặp phải tình trạng dị ứng thức ăn.

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi ăn gì?
Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi bú mẹ, chưa ăn dặm

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ ra sao?

Trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi mẹ cũng không thể không nhắc tới giấc ngủ của trẻ. 4 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ đã đi vào một quy trình nhất định vì thế mẹ cũng có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Trong đêm, bé có có thể ngủ 1 giấc dài 7 – 8 giờ và ngủ thêm 2 giấc ngắn trong ngày; tổng thời gian ngủ 1 ngày khoảng 14 – 16 giờ.

Có nhiều mẹ thường cố gắng giữ cho bé chơi vào ban ngày để đêm bé có thể ngủ được nhiều hơn nhưng điều này là sai hoàn toàn đấy mẹ nhé! Cho dù, buổi tối các bé có ngủ nhiều đi chăng nữa thì ban ngày cũng vẫn cần phải ngủ. Mẹ không cho bé ngủ ban ngày chỉ khiến bé mệt mỏi và cáu gắt, góc nhè mà thôi.

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ ra sao?
Mỗi ngày trẻ ngủ từ 14 – 16 tiếng

>>> Trẻ nhà bạn 2 tháng, xem ngay: Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ 4 tháng tuổi vận động như thế nào? Một số bài tập vận động cho trẻ

Yếu tố vận động tuyệt đối không thể bỏ qua khi quan tâm tới cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi. Mẹ nên quan tâm tới những tiêu chí sau đây:

– Cổ phát triển

Sức mạnh của cổ được tiến triển một cách rõ rệt. Cổ đã chống đỡ được đầu nên bé có thể ngẩng đầu cao hơn một chút để quan sát thế giới xung quanh mình. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn ở mức độ non nớt nên mẹ vẫn cần hỗ trợ. Nhưng, về những tháng sau khi cổ khỏe hơn bé hoàn toàn có thể tự nâng đầu mà không cần tới sự trợ giúp của bố mẹ.

Mẹ có thể cho trẻ nằm ở tư thế úp, tập các bài tập ngước cổ lên cao nhìn theo đồ vật trong khoảng thời gian 5 – 10 giây. Mẹ cũng có thể cân nhắc vào tình hình thực tế cổ của trẻ mà có thể cân nhắc thời gian cho phù hopwjj.

– Đôi chân phát triển

Với trẻ sơ sinh, đôi chân bé sẽ có thể thẳng ra hơn sau mỗi tuần trôi qua. Khi được bế lên, trẻ có thể duỗi thẳng chân mình hoặc khi được bế vác hay bé đặt chân lên một mặt phẳng trẻ có xu hướng tự bước đi bằng đôi chân, thực tế, đây là một phản xạ tự nhiên của trẻ.

Đôi chân phát triển
Chân, tay trẻ khá phát triển, cứng cáp

Bố mẹ có thể tập một số bài tập cho đôi chân trẻ 4 tháng tuổi bằng cách bế bé lên ở tư thế cân bằng và giữ hai bàn chân của bé sát sàn nhà. Trong quá trình tập cần phải quan sát trẻ cũng như đảm bảo rằng cổ bé có thể giữ vững được đầu.

– Cánh tay ngày một mạnh hơn

Cánh tay cũng giống như cổ hay đôi chân của trẻ, ngày một khỏe hơn hơn. Bé lúc này có thể cùng lúc vẫy hai tay; tay có thể giơ lên/ xuống, cầm nắm chính xác hơn.

Mẹ hãy tạo cho bé nhiều cơ hội để vẫy cánh tay của mình. Tốt nhất nên đặt bé ngồi tựa vào lòng hoặc cũng có thể đặt nằm để trẻ bắt chước theo những tư thế của mình. Dạy cho bé bài tập dơ tay lên, hạ tay xuống bằng cách cầm nắm đồ chơi vừa giúp trí não trẻ phát triển đồng thời giúp trẻ tăng cường khả năng vận động.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi mẹ cần hiểu được giai đoạn này trẻ đã phát triển tới giai đoạn nào cũng như nên hỗ trợ trẻ ra sao để giúp trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Chắc chắn, nếu quan tâm đúng mức trẻ sẽ có được sự phát triển toàn diện.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.