Mang thai uống nước sâm được không? Cảnh báo 6 điều bà bầu phải biết

0 11.551

Nhân sâm từ lâu đã nổi tiếng là vị thuốc quý, chữa được nhiều bệnh, tăng cường trí lực, thậm chí còn được “thần thoại hóa” thành thuốc cải tử hoàn sinh. Vậy mang thai uống nước sâm được không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Nội dung chính trong bài

Mang thai uống nước sâm được không là thắc mắc của nhiều người
Mang thai uống nước sâm được không là thắc mắc của nhiều người

Nhiều bà bầu nhận thấy nhân sâm rất tốt cho sức khỏe, với mong muốn con sinh ra được thông minh, khỏe mạnh nên đã “mạnh tay” chi một khoản tiền lớn để mua nhân sâm về dùng. Vậy thực hư điều này thế nào? Có nên uống nước sâm khi mang thai không? 

Giải đáp: Mang thai uống nước sâm được không?

Nhân sâm là một loại thảo dược được tìm thấy nhiều nhất ở châu Á và châu Mỹ. Không chỉ có nhiều lợi ích về sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi, cải thiện sự tập trung, giảm lượng đường trong máu… mà còn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Đây là những lời khuyên dành cho người bình thường, còn phụ nữ mang thai thì sao?

Theo các nhà nghiên cứu tại Mỹ và Hồng Kông, thành phần Ginsenoside Rb1 trong củ sâm có thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Do đó, tất cả phụ nữ đang mang thai không được uống nước nhân sâm

Còn theo y học cổ truyền Trung Quốc, nhân sâm có tính “nóng” tự nhiên mà phụ nữ mang thai lại trong tình trạng âm huyết suy, dương khí thịnh. Chính vì thế, bà bầu uống nước sâm hoặc ăn nhân sâm sẽ bị dư khí, gây hỏa vượng lại thiếu máu. Vì thế, khuyến cáo không dùng nhân sâm cho phụ nữ mang bầu.

>>Xem thêm: Mang thai được uống mật ong không? Uống thế nào không bị ngộ độc?

Phụ nữ mang thai uống nước sâm có hại cho cả mẹ và bé
Phụ nữ mang thai uống nước sâm có hại cho cả mẹ và bé

Các loại trà thảo mộc có chứa thành phần là nhân sâm như: sâm bí đao, sâm dứa, sâm rong biển, sâm lạnh, sâm bông cúc không dùng cho bà bầu.

Bà bầu mang thai uống nước sâm sẽ ra sao?

Tuy là một vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe nhưng với bà bầu uống nước nhân sâm có thể gây ra một số tác hại sau đây:

1. Mang thai uống nước nhân sâm có thể dị tật thai nhi

Một thí nghiệm của các nhà khoa học Hồng Kông trên loài chuột khi tiêm 30mg/ ml hợp chất Ginsenoside Rb1 – Có trong củ nhân sâm. Kết quả cho thấy: Tim, mắt, tứ chi của loài này có dấu hiệu phát triển không bình thường. Kết quả này cũng là lời cảnh báo cho bà bầu khi mang thai uống thuốc nhân sâm có thể dị tật ở thai nhi.

2. Có bầu uống nước sâm gây chảy máu khi sinh

Nhân sâm có tác dụng chống đông máu. Điều này có thể ảnh hưởng cho sản phụ trong quá trình chuyển dạ sinh con, dễ bị băng huyết sau sinh.

Nhân sâm có tác dụng chống đông máu
Nhân sâm có tác dụng chống đông máu

3. Uống nhân sâm khi mang thai gây đau bụng, tiêu chảy

Nhiều bà bầu uống nước nhân sâm có thể gây ra tác dụng phụ như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi, có thể gây co bóp tử cung bất cứ lúc nào.

4. Ảnh hưởng tới giấc ngủ bà bầu

Nếu lỡ uống một cốc trà trong đó có nhân sâm sẽ là tác nhân gây mất ngủ cho bà bầu từ đó khiến chị em luôn mệt mỏi, tâm trạng căng thẳng hơn. 

5. Uống nước sâm gây khô miệng cho phụ nữ mang thai

Enzyme có trong nhân sâm làm cho hiệu quả hoạt động của tuyến nước bọt kém đi, đấy chính là nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng cho mẹ bầu.

>>Xem thêm: Mẹ mang thai ăn mướp đắng có được không? Coi chừng gây sảy thai!

6. Mất cân bằng lượng đường trong máu thai phụ

Nước sâm không tốt cho những người tiểu đường thai kỳ
Nước sâm không tốt cho những người tiểu đường thai kỳ

Mang thai uống nước nhân sâm sẽ khiến cho lượng đường trong máu bị mất cân bằng, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, gây chóng mặt, hạ nhip tim… nguy hiểm cho bà bầu và em bé.

Với những lý do trên đã đủ cho bà bầu hiểu tại sao mang thai không nên uống nước nhân sâm rồi chứ? Ngoài nhân sâm, dưới đây là một số loại nước mà mẹ bầu cũng không nên sử dụng.

Một số loại nước bà bầu không nên uống trong thời gian mang thai

– Các loại nước chưa đun sôi: Vì nước này tiềm ẩn vi khuẩn gây tiêu chảy, không tốt cho bà bầu.

– Nước có chứa caffeine: Chất này không chỉ làm cho bà bầu mất ngủ mà còn ảnh hưởng tới cả thai nhi nếu như dùng với lượng lớn. Theo nghiên cứu ở động vật cafeine có thể gây hở vòm miệng, dị tật ngón chân, nứt đốt sống.

– Chè đặc: Lượng caffeine và tanin (chất làm chè có vị chát) nhiều hơn ở những loại thức uống khác. Mang thai uống trà đặc sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển hệ xương của thai nhi, làm cho tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn.

– Các loại nước uống có ga: Chất phosphate có trong đồ uống có ga khi kết hợp với sắt sẽ gây ra hợp chất không tốt cho sức khỏe, giảm hấp thụ sắt. Mang thai uống nước có ga sẽ gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

– Nước lạnh: Những thức uống lạnh có thể làm tăng co thắt đường tiêu hóa, thiếu máu, đau bụng, khó tiêu… Vì thế đây là những loại nước rất “nhạy cảm” với bà bầu.

Đọc xong bài viết này chị em đã trả lời được câu hỏi mang thai uống nước sâm được không rồi chứ? Hy vọng, những thông tin trong bài sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm chăm sóc bản thân và thai nhi tốt nhất.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.