Xem ngay: Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ chiếm 3 – 7% trong tổng số phụ nữ mang thai. Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên thì mẹ cần chú ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối – giai đoạn quan trọng để chuẩn bị đón em bé chào đời.
Nội dung chính trong bài
Mẹ biết gì về bệnh tiểu đường thai kỳ?
– Thực tế, tiểu đường là căn bệnh ai cũng có thể mắc nhưng bà đẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn là do sự thay đổi của các hormone, cơ thể có xu hướng kháng insulin (hormone chuyển hóa thức ăn thành glucose hoặc đường). Việc không thể đáp ứng nhu cầu insulin tăng thêm khiến lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến tiểu đường thai kỳ, nhất là trong 3 tháng cuối (tuần thứ 24 – 28).
– Những người có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ thường là: người béo phì, có tiền sử bị tiểu đường, tiền sử sinh con trên 4kg, do di truyền, phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang…
– Cách để phát hiện tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm máu, xác định nồng độ đường trong máu. Đây chính là lý do các bà mẹ cần phải thường xuyên đi thăm khám định kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối để tiền hành kiểm tra sàng lọc. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dựa trên 1 số biểu hiện bên ngoài như: thường xuyên khát nước, đi tiểu ra nhiều nước, nhiều lần hơn so với những bà bầu khác, vùng kín bị nhiễm nấm, các vết thương, vết xước khó lành, sụt cân nặng, người mệt mỏi, mất sức…
– Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu phát hiện kịp thời và được theo dõi bởi bác sĩ sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro. Ngược lại, để bệnh phát triển mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đến cả mẹ và bé: Mẹ có nguy cơ cao bị tiền sản giật, khó sinh hoặc sinh non, thai chết lưu, thai nhi bị dị tật, chậm phát triển, thai to, dễ mắc hội chứng suy hô hấp….
Tóm lại, bệnh tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây nguy hiểm đối với cả mẹ và bé. Vì vậy, bên cạnh việc thăm khám và thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ
Nhiều bà mẹ vì sợ tiểu đường nên ăn uống kiêng khem khắt khe, từ đó, cơ thể bị thiếu chất, không đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đang dần hoàn thiện các bộ phận, cần cung cấp nguồn dinh dưỡng tối đa để tốt cho sự hình thành, phát triển.
Vì vậy, đối với những bà bầu bị tiểu đường, cần đảm bảo thực đơn trong 3 tháng cuối thai kỳ như sau:
1. Carbohydrate trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ
Carbohydrates là thành phần chính tạo ra lượng đường trong máu, bao gồm carbohydrates phức tạp (tốt) và carbohydrates đơn giản (xấu). Carbohydrates đơn giản sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng nên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ cần giảm các loại thực phẩm chứa Carbohydrates đơn. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm dạng carboyhydrates phức cung cấp thêm chất xơ, cần thiết cho sự tiêu hóa của mẹ.
Một số loại thực phẩm chứa carboyhydrates phức cho bà bầu bị tiểu dường 3 tháng cuối thai kỳ như: các loại đậu, khoai, ngô, củ cải vàng, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc….
2. Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ chứa đạm
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ cần đảm bảo cung cấp đủ protein để duy trì lượng đường trong máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên ăn 2 phần nhỏ chất đạm trong ngày.
Một số thực phẩm giàu đạm bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn: thịt, cá, trứng, sữa…
3. Chất béo lành mạnh
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thai kỳ nên bổ sung chất béo lành mạnh trong thực đơn hàng ngày của mình. Các mẹ có thể lựa chọn sữa tách béo hoặc ít chất béo để đảm bảo lượng đường trong máu không tăng quá cao mà vẫn giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Một số chất béo lành mạnh bà bầu bị tiểu đường nên ăn: các loại hạt (óc chó, macca, hạt dẻ, hạt hạnh nhân…), dầu ô liu, bơ…
4. Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ giàu chất xơ
Chất xơ là những thực phẩm có chỉ số GI thấp. Điều này có thể giúp tránh làm tăng lượng đường đột ngột trong máu. Hơn nữa, bổ sung chất xơ cũng giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ.
Thực đơn giàu chất xơ cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ gồm: rau xanh (đặc biệt là các loại rau có lá màu xanh đậm như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt…), các loại quả (táo, cam, lê, nho, bơ…).
Lưu ý khi bổ sung thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ
– Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ phải đảm bảo không bỏ qua bữa sáng. Mẹ có thể ăn cháo, ngũ cốc nguyên hạt, hoặc 1 phần nhỏ thực phẩm giàu protein như trứng luộc hoặc sữa chua ít béo, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của mẹ trong suốt buổi sáng.
– Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá nhiều chất cùng lúc. Đảm bảo nguồn protein cân đối trong bữa ăn.
– Bổ sung đa dạng các loại rau củ, trái cây trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ.
– Không nạp quá 30% chất béo vào cơ thể mỗi ngày.
– Không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm nhiều đường như: bánh, kẹo, kem, nước ngọt…, hạn chế ăn mặn, thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
– Bên cạnh thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ, chị em nên chú ý chế độ tập luyện hợp lý, vận động nhẹ nhàng (đi bộ), đồng thời đi khám bác sĩ định kỳ để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt, khi thấy cơ thể có bất cứ biểu hiện gì bất thường (mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu…) thì càng cần phải đi khám sớm nhé.
Chúc các mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh để đón bé yêu bình an chào đời!
Nguồn: Mebeaz.com