Có thai bị đau lưng: Nguyên nhân do đâu và giải pháp là gì?

0 134

Theo nghiên cứu, có tới 50 – 80% phụ nữ có thai bị đau lưng. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp là gì để giảm những cơn đau ấy? Cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Có thai bị đau lưng là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải
Có thai bị đau lưng là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải

Có thai bị đau lưng: Nỗi niềm không phải của riêng ai

Chị H (26 tuổi, Hải Dương) cho biết: Chị bị đau lưng khi mang thai từ những tuần đầu tiên. Trộm vía không nghén mấy, ăn uống vẫn tốt, chỉ có điều là lưng nhức mỏi, có khi đêm nằm mãi mới ngủ được. Chẳng biết phải làm sao nữa? Bầu bí khổ quá mà!

Đồng cảnh ngộ với chị H, chị T (Hà Nội) cũng chia sẻ: Mình bị đau lưng khi mang thai tháng thứ 2. Rõ ràng là bụng chưa to mấy nhưng đã phải đi lại khệ nệ rồi, vận động mạnh tý thì đau buốt dọc sống lưng. Này mà mấy nữa 4, 5 tháng bị đau lưng nữa thì không biết sống sao đây.

Khác với 2 trường hợp trên, chị M (Hà Nam) cũng ngậm ngùi: Cứ tưởng thoát được nhưng mình lại bị đau lưng khi mang thai tháng cuối, đi lại rất là mệt. Trước cứ thắc mắc có thai bị đau lưng như thế nào nhưng giờ thì thấm rồi. Ôi chao, từ phần mông đổ lên, rồi 2 bên cột sống như muốn rụng rời. Nhiều lúc chỉ muốn đẻ quách đi cho xong.

Nhiều người bị đau lưng ngay từ tháng đầu tiên của thai kỳ
Nhiều người bị đau lưng ngay từ tháng đầu tiên của thai kỳ

Nghe chuyên gia giải đáp: Nguyên nhân vì sao phụ nữ có thai bị đau lưng?

Từ những tâm sự trên có thể thấy phụ nữ có thai bị đau lưng là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do:

– Sự thay đổi hormone: Nhiều người bị đau lưng khi mới thụ thai do sự xuất hiện của hormone FSH (1 loại hormone kích thích trứng trưởng thành). Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó khiến xương chậu và các khớp xương lỏng lẻo hơn, chức năng nâng đỡ lưng bị suy giảm, từ đó gây đau lưng.

– Các cơ vùng bụng bị yếu đi: Sự lớn dần về kích thước của thai nhi khiến các cơ vùng bụng lỏng lẻo hơn, cơ vùng lưng bị chèn ép, gây cảm giác đau nhức dọc sống lưng.

– Tăng cân: Bắt đầu từ tuần thứ 4, mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi về cân nặng, mặc dù không nhiều. Việc tăng trọng lượng cơ thể tạo sức ép khiến lưng phải chống đỡ nhiều hơn, gây nhức mỏi lưng. Vì vậy, phụ nữ có thai bị đau lưng nhiều hơn ở những tháng cuối, khi thai nhi ngày càng to hơn, cân nặng của mẹ tăng nhiều hơn.

– Đứng, ngồi sai tư thế: Thai phụ đứng hoặc cúi xuống quá lâu, nhấc đồ vật nặng, không đúng cách cũng có thể gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Hoặc ngồi bệt rồi chống 2 tay ra phía sau để giữ trọng lượng cơ thể. Từ đó, vùng lưng phải chịu nhiều áp lực, sức nặng và dẫn tới cảm giác đau.

– Vị trí của thai nhi: Phụ nữ có thai bị đau lưng nhiều hơn ở tháng cuối có thể do vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ nên gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ và gây đau.

Phụ nữ có thai bị đau lưng do rất nhiều nguyên nhân
Phụ nữ có thai bị đau lưng do rất nhiều nguyên nhân: sự thay đổi hormone, cân nặng tăng…

Các kiểu đau lưng khi có thai

– Đau phần thắt lưng: Thai phụ sẽ cảm thấy đau mỏi ở các đốt sống ngang thắt lưng và phần lưng dưới. Nhất là những người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, các cơn đau sẽ càng rõ rệt hơn.

– Đau xương chậu: Hầu hết phụ nữ có thai đều sẽ trải qua cảm giác này trong suốt thai kỳ. Cảm giác đau phần trên hông, 2 bên hoặc 1 bên hông. Nhất là khi leo cầu thang, vặn mình, cử động mạnh.

Vậy phụ nữ có thai bị đau lưng phải làm sao?

Phụ nữ có thai bị đau lưng là điều hết sức bình thường, chị em không nên quá lo lắng vì nó sẽ chỉ diễn ra trong thai kỳ thôi. Để giảm đau, mẹ bầu có thể thực hiện một số cách sau:

Một số tư thế giúp giảm đau lưng khi có thai:

– Ngồi thẳng lưng: Giúp các cơ kéo dài và căng ra một cách tự nhiên.

  • Mỗi lần ngồi, bạn cố gắng duy trì trong vòng 5 giây rồi thả lỏng, sau đó tiếp tục tập lại.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể đứng thẳng tựa lưng vào tường thay vì tập ngồi thẳng lưng.
  • Dành ra 5 – 10 phút mỗi ngày để ngồi thẳng lưng.

– Thư giãn cơ lưng:

  • Nằm ngửa, ép sát mông xuống sàn, nhắm mắt để thư giãn. Duy trì tư thế trong khoảng 5 – 6 phút rồi thả lỏng cơ thể.
  • Từ tư thế nằm, mẹ nhẹ nhàng chuyển sang ép lưng xuống sàn và co chân đặt lên ghế ở góc 90 độ. Giữ trong khoảng 1 – 2 phút.

Xem thêm: Phụ nữ có thai cần phải kiêng những gì?

Một số mẹo dân gian giúp phụ nữ có thai giảm đau lưng tháng đầu

– Sử dụng lá ngải cứu:

  • Nguyên liệu: Lá ngải cứu già, muối hạt, túi vải hoặc khăn mỏng.
  • Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch lá ngải cứu, trộn đều với muối hạt và rang nóng trong khoảng 5 phút. Sau đó bọc lại vào túi vải hoặc khăn mỏng đã chuẩn bị để chườm nóng lên phần bị đau vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện mỗi ngày, sau 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

– Sử dụng rượu gừng:

  • Nguyên liệu: Rượu trắng, gừng tươi.
  • Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch gừng thì đập dập rồi ngâm với  2 – 3 ly rượu trắng. Để trong 3 ngày là có thể đem ra sử dụng, xoa bóp phần bị đau với rượu gừng giúp giảm đau nhức hiệu quả.

Ngoài ra phụ nữ có thai bị đau lưng cần lưu ý:

  • Đứng, ngồi đúng tư thế: Nên đứng thẳng người, khi ngồi nên có gối nhỏ đỡ đằng sau.
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. 30 phút nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng để đỡ bị căng các cơ.
  • Phụ nữ có thai bị đau lưng không nên đấm lưng hoặc tác động quá mạnh lên cơ thể. Thay vào đó có thể massage nhẹ nhàng hoặc chườm nóng, thoa dầu vùng lưng dưới làm dịu cảm giác đau và mỏi.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng, tốt nhất nên nghiêng sang trái. Có thể sử dụng gối ôm dài hoặc đặt gối vùng xung quanh bụng.
  • Tránh nâng đỡ, khiêng vác vật quá nặng. Cúi người xuống hoặc vặn người có thể làm các khớp vùng chậu và thắt lưng hông đau nhiều hơn.
  • Tránh đi giày cao gót hoặc vin với để lấy đồ ở những vị trí quá cao.
  • Ngoài ra, phụ nữ có thai nên chú ý kiểm soát cân nặng, không để lên cân quá nhiều (không quá 10 -12kg trong suốt thai kỳ).
  • Đứng thẳng người giúp giảm đau lưng khi có thai: Tư thế này sẽ giúp các cơ kéo dài và căng ra một cách tự nhiên.

Kết luận: Phụ nữ có thai bị đau lưng là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Chị em có thể thực hiện 1 số cách và những lưu ý bên trên để giảm cơn đau. Tuy nhiên, trường hợp các cơn đau kéo dài, đau giữ dội kèm sốt, người mệt mỏi thì chị em nên đi khám bác sĩ sớm để được kiểm tra nhé.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.